Chuyện lạ có thật: Ngủ gật là một nét văn hóa đáng khen ở Nhật Bản
Đúng là chuyện lạ về văn hóa ngủ gật ở Nhật chỉ có thể là ở đây. Giờ thì hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei đào sâu hơn về những quan điểm của người Nhật nhé.
CHUYỆN LẠ CÓ THẬT: NGỦ GẬT ĐƯỢC COI LÀ MỘT NÉT VĂN HÓA ĐÁNG KHEN
Nhật Bản không phải là một quốc gia có lãnh thổ bành trướng hay sở hữu một kho báu khoáng sản khổng lồ. Nhưng đã rất nhiều năm nay, Nhật Bản vẫn giữ vững vị thế của mình, trở thành một cường hàng đầu về kinh tế. Để đạt được những thành tựu rực rỡ như ngày hôm nay không phải do thiên nhiên trù phú, mà chủ yếu nhờ vào những đóng góp không ngừng nghỉ của người dân nơi đây. Người Nhật nổi tiếng “tham công tiếc việc”, họ sẽ không trở về nhà khi công việc chưa hoàn thành. Nhiều khi làm việc quá sức mà họ ngủ quên lúc nào không hay.
Từ trước tới nay, giấc ngủ luôn được coi là một việc quan trọng đối với sức khỏe của con người. Mỗi người cần phải ngủ để nạp lại năng lượng của mình, duy trì sức khỏe cơ thể và đồng thời còn tích trữ năng lượng để đem ra sử dụng vào ngày hôm sau.
Người lao động Nhật được đánh giá là những “con ong chăm chỉ” hàng đầu thế giới, thậm chí có tin đồn là họ đã không ngủ chỉ vì muốn hoàn thành công việc. Nhưng thực tế đã phản ánh ở một góc độ khác, thể hiện những tính chất hoàn toàn có trong một từ “inemuri” (ngủ gật).
Ở Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhân viên ngủ gật ở nơi làm việc, ngủ gật trên xe bus, học sinh ngủ gật trong giờ. Ngủ gật là một điều hết sức bình thường nhưng nước ta lại lên án vô cùng gay gắt điều này. Bởi nhiều người nhìn vào sẽ nghĩ họ là những con người lười biếng, không chịu làm việc mà suốt ngày chỉ ngủ.
Nhật Bản lại hoàn toàn đối lập với chúng ta, những người ngủ trên giường mới bị coi là lười biếng, ngủ gật ở ngoài đường hay trên tàu xe lại được đánh giá cao hơn.
Inemuri dùng để miêu tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng làm việc. Họ luôn coi trọng những người ngủ gật vì cho rằng những người này đã làm việc vất vả, chăm chỉ đến mức kiệt sức, nên họ đã thiếp đi trong sự vô thức. Họ bác bỏ ý kiến cho rằng hành động ngủ gật đại diện cho sự lười biếng.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản bước vào giai đoạn vàng phát triển kinh tế. Sự cần cù, chăm chỉ của họ được thể hiện một cách rõ rệt. Hằng ngày, mỗi người Nhật được lấp đầy thời gian bằng công việc và các hoạt động vui chơi giải trí, hầu như không có thời gian ngủ.
Lối sống này khiến nhiều người nghĩ họ đang sống tiêu cực với chính mình. Nhưng ngược lại, bản thân người Nhật cảm thấy tự hào vị sự siêng năng hơn “người” ấy. Những người ngủ gật có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí cả trên đường phố, công việc. Điều khiến người nước ngoài cảm thấy thú vị là nhiều người Nhật cảm thấy chuyện ngủ gật hết sức bình thường.
Chính vì họ có thể ngủ gật ngay tại nơi công cộng nên họ có thể làm việc rất khuya, thậm chí chỉ ngủ 1- 2 tiếng ban đêm, sau đó lại mau chóng lao đầu vào công việc tiếp. Nếu bạn là sinh viên thức khuya hoặc thức thâu đêm để nghiên cứu bài vở sẽ rất được các thầy cô tuyên dương. Mặc dù hôm sau các em sẽ không thể tỉnh táo học tập và hiệu quả đạt được không cao.
Thật thú vị phải không nào. Hãy tiếp tục theo dõi Kosei để biết thêm nhiều điều hấp dẫn nhé!

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen