Đám cưới Nhật Bản ngày nay có gì đặc biệt so với xưa?
Là một trong số các nước thuộc châu Á, chắc hẳn nét văn hóa của Nhật Bản cũng có nét tương đồng giống Việt Nam. Vậy liệu đám cưới Nhật Bản ngày nay có những điểm gì? Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé!
Phong tục đám cưới Nhật Bản có đặc điểm gì?
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một quốc gia châu Á. Nhưng về đám cưới của người Nhật lại có những nét riêng và đặc biệt.
Giống như ở Việt Nam thời xưa, phong tục lễ cưới Nhật Bản của nam và nữ có 2 loại:
- Hôn nhân sắp đặt: do mai mối mà có cuộc hôn nhân đó.
- Hôn nhân tự do: do 2 bên cùng yêu thương, cùng xuất phát từ tình yêu giữa 2 người từ trước rồi tiến đến đám cưới.
Nhìn chung 2 loại hôn nhân này đều có xuất phát từ sự đồng ý của gia đình 2 bên, cảm thấy phù hợp thì mới thành đôi, thành lứa.
Những thủ tục cần làm trong đám cưới Nhật Bản ngày nay
1. Đi xem ngày cưới
Ở Nhật cũng khá mê tín như người Việt và người Nhật đều rất quan trọng ngày tổ chức hôn lễ. Nếu lựa chọn được ngày tốt, thì họ tin rằng không chỉ có hôn nhân hạnh phúc bền vững, con cái đề huề. Ngoài ra còn giúp cho công việc sau này của cặp vợ chồng trẻ đó được thuận buồm xuôi gió cũng như khi mua đất xây nhà,... Vì vậy, ngày cưới được cả 2 bên xem xét rất kỹ lưỡng. Điều này rất giống với Việt Nam và đều có chung phong tục xem ngày cưới, mục đích xem ngày tốt hay xấu này chỉ đi đến điều cuối cùng là: hạnh phúc lứa đôi được trọn vẹn và xua tan đi những điều xấu không may mắn.
2. Bữa tiệc chia tay người thân trước khi làm lễ cưới chính thức
Trước ngày làm lễ cưới chính thức, nhà gái sẽ có bữa liên hoan chia tay con gái của mình. Bữa tiệc liên hoàn này, cô dâu không chỉ chia tay gia đình, họ hàng mà còn chia tay cả hàng xóm nữa. Cô dâu sẽ nhận được những lời chúc về đám cưới trọn vẹn và hôn nhân viên mãn.
3. Lễ cưới chính thức
Bước vào lễ cưới chính thức, người Nhật và người Việt đều dành trang phục đặc biệt cho cô dâu và chú rể. Nếu như ở Việt Nam, trước kia trang phục cưới truyền thống của cô dâu chính là chiếc áo dài. Còn Nhật Bản, thì cô dâu sẽ mặc kimono trắng và đội trên đầu chiếc mũ trắng trùm kín đầu có tên là tsuno-kakushi.
Ý nghĩa của chiếc mũ này, chính là biểu tượng cho đời sống vợ chồng được hạnh phúc hòa thuận hơn. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là gạt bỏ đi tính ghen tuông của người phụ nữ. Còn đối với chú rể, cũng sẽ mặc một bộ kimono nhưng được đính gia huy kết hợp với việc mặc quần chùng trong ngày lễ đặc biệt này.
Hôn lễ chính sẽ được tổ chức tại nhà trai với nhiều nghi thức đặc biệt. Điều khác biệt là: nghi thức làm lễ của người thần đạo, cô dâu và chú rể sẽ phải nói lời thề yêu thương nhau và trao nhau chén rượu sake để chứng minh cho lời thề đó là mãi mãi. Cô dâu và chú rể sẽ phải chọn 1 trong 3 chén rượu có kích thước dần lớn lên.
Sau đó là nghi thức giới thiệu hai bên họ hàng và lễ đón dâu mới được bắt đầu. Hai bên họ hàng sẽ liên hoan để chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Sau khi cưới khoảng từ 3 đến 5 ngày, thì cả cô dâu và chú rể sẽ đến nhà cô dâu. Điều này rất giống với lễ lại mặt của Việt Nam chúng ta.
So với đám cưới Nhật Bản truyền thống thì hiện nay, khi Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng theo phong cách lễ cưới của nhà hàng, khách sạn. Mục đích là để giảm bớt đi nhiều các thủ tục rườm rà và thể hiện sự bắt nhịp của một quốc gia phát triển. Những hình thức cưới hỏi đã được giảm bớt đi nhiều nghi lễ hơn khi được tổ chức tại nhà hàng và khách sạn.
Đặc biệt đó là sự dễ dàng và tiện lợi hơn kể cả sự chiêu đãi bạn bè nữa. Bạn sẽ thấy rằng, đám cưới của người Nhật sẽ không khác là mấy so với người Việt chúng ta. Vì cả người Việt lẫn người Nhật đều mang trong mình dòng máu của người Châu Á.
Hy vọng bài viết "Đám cưới Nhật Bản ngày nay có gì đặc biệt so với xưa?" mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> MỔ XẺ 10+ nét trong phong tục cưới ở Nhật và ở Việt
>>> Đúc kết sự thật về trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản, bạn có biết?
>>> Có thể bạn chưa biết - Phụ nữ Nhật hiện đại tự kết hôn với chính mình
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen