Đứng vị trí thứ 9, tuổi Thân ở người Nhật được đánh giá thế nào trong 12 con giáp?
Khỉ là linh vật được xếp thứ 9 trong 12 con giáp, tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, thông minh và tài trí hơn người. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá xem tuổi thân ở người Nhật quan niệm thế nào về tuổi Thân nhé!
Đứng vị trí thứ 9 trong 12 con giáp, những người tuổi Thân được
người Nhật đánh giá như thế nào?
Tuổi thân xuất hiện trong Hoàng đạo
Khỉ xuất hiện thường xuyên trong thời kỳ tiền và hậu Phật giáo ở Trung Quốc. Trong những quốc gia phương Tây, khỉ có lẽ được biết rộng rãi nhất như là con vật thứ chín trong 12 cung Hoàng đạo. Hầu hết các học giả tin rằng Hoàng đạo Trung Quốc khởi đầu vào khoảng 1100 năm trước Tây lịch, trước sự đản sanh của Đức Phật Thích Ca vào khoảng 500 năm.
Khi Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản vào thế kỷ VI Tây lịch, người Nhật tích cực du nhập cả giáo lý Phật giáo và lịch Hoàng đạo. Trong tiếng Nhật, Hoàng đạo được gọi là Kanshi hay Eto (干支/ can chi | えと). Ở Nhật, chu kỳ Hoàng đạo 60 năm được Hoàng đế Suiko chọn vào năm 604, và được biết như là Jikkan Junishi (十干十二支/Thập can thập nhị chi). Chu kỳ hiện nay bắt đầu vào năm 1984.
Ngày Thân đại hung mà ở Nhật gọi là ngày Koushin (庚申, Canh Thân). Những ngày này xảy ra sáu lần hàng năm, và cứ mỗi 60 năm một lần (năm thứ 57 của chu kỳ). Những nghi lễ đặc biệt - ảnh hưởng sâu sắc bởi niềm tin của Đạo giáo và Hoàng đạo Trung Quốc từ thời kỳ hậu Phật giáo - được thực hiện vào những ngày này và vào năm thứ 57 (năm Canh Thân) để phòng tránh những ảnh hưởng xấu. Một trong những nhân vật chính là con khỉ, vì từ Canh Thân (庚申) được kết hợp từ hai chữ canh (Kou), gốc từ Hoàng đạo gắn liền với Kim tinh, và Thân (Shin), chi thứ chín của Hoàng đạo Trung Quốc và chữ chỉ cho “khỉ”. Những truyền thống Đạo giáo được đặt cơ sở trên lịch Hoàng đạo, vào đêm của ngày Canh Thân, ba con sâu (三蟲tam trùng) được tin là đã sống trong cơ thể con người sẽ trốn thoát ra khỏi cơ thể và đi lên Thiên đình để trình báo về những tội lỗi của người đang ngủ ấy. Dựa vào sự trình báo này, Thiên đình có thể rút ngắn mạng sống của người đó. Để ngăn ngừa điều này, người ta thức suốt đêm vào những đêm Canh Thân, và tập quán này cuối cùng trở thành được biết như là Koushin Machi (庚申會, Canh Thân hội). Những niềm tin như vậy được ghi chép là vào cuối thời kỳ Heian, nhưng trở nên đặc biệt phổ biến trong suốt thời kỳ Edo của Nhật Bản (1600-1868), khi người ta thường xuyên cố gắng xác định thời gian hung kiết trước khi bắt đầu các hoạt động (chẳng hạn như việc khởi sự kinh doanh hay cưới hỏi).
Người tuổi Thân
Quan điểm của người Nhật: Thông minh, hiểu biết, biết rộng nhưng không để tâm nhiều đến công việc. Nhớ thì làm, quên thì cho qua luôn mặc dù khi xử lý công việc thì khá nhanh. Dễ hoà nhập, quảng giao, trí nhớ tốt. Đường nhân duyên không lấy gì làm may mắn. Gặp tuổi chuột hoặc tuổi rồng thì tốt, gặp tuổi lợn, rắn thì kém may mắn, gặp tuổi hổ thì đại hoạ.
Quan điểm của người Việt: Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến, nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về 11 con giáp còn lại tại đây nhé!
>>> Đứng đầu trong tứ linh, Rồng có vị thế như thế nào? Người Nhật nói gì về người tuổi Thìn
>>> Ý nghĩa văn hóa và quan điểm khác biệt giữa Nhật - Việt về tuổi Mùi
>>> Suy nghĩ của các châu lục và quan niệm của người Nhật về tuổi Ngọ
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen