Giải Mã Nghệ Thuật Cắm Hoa Ikebana Của Người Nhật Đơn Giản Mà Đẹp Mắt
Cùng với trà đạo, kiếm đạo, Origami thì Ikebana là một trong những đặc trưng văn hóa tiêu biểu nhất ở Nhật Bản.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Tuyệt đối không làm bất cứ những điều này khi đi tàu điện ở Nhật
>>> Những nét tương đồng trong đám cưới của người Nhật và người Việt
Giải mã chiều sâu triết lý, tư tưởng của người Nhật qua nghệ thuật cắm hoa Ikebana
Ikebana là nghệ thuật cắm hoa ở Nhật, còn được biết đến với cái tên Kadou (hoa đạo). Ikebana không đơn thuần chỉ là tạo ra một bình (lẵng) hoa tươi đẹp. Ẩn chứa sau những bông hoa rực rỡ đầy sắc màu luôn ẩn chứa một ý đồ nào đó, cao hơn nữa là thể hiện chiều sâu trong triết lý tư tưởng của người Nhật.
Nhìn chung, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản gồm có ba nhóm hoa hoặc cành lá sắp xếp theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, luôn thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba thì ngược lại.
Có rất nhiều phong cách cắm hoa, nhưng dù bạn có theo phong cách nào đi chăng nữa, bao giờ cũng gồm 3 đường nét chính trong một bình (lọ hay lẵng hoa) là Thiên – địa – nhân tượng trưng cho trời – đất – người. Khi nhìn vào một tác phẩm Ikebana hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nhận thấy nét đặc trưng cơ bản này.
Trong Ikebana, đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho trời. Đây là cành trung tâm của toàn thể bình hoa hay lẵng hoa. Trời là biểu tượng của sự cao quý, bất diệt, đây là cành cao nhất trong 3 đường nét chính. Tiếp theo cành chính là cành thứ, đại diện cho con người. Cành này được sắp xếp để diễn tả rõ đường hướng phát triển, tỏa ra từ đường nét chính. Thông thường, chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính.
Cành thứ ba tượng trưng cho Đất, cành này là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả các cành đều được cột chặt vào một bộ phận và phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nghệ thuật Ikebana không chỉ ẩn chứa nét đẹp tinh tế của những người yêu hoa mà còn ẩn chứa những quan niệm, triết lý sống nhân văn của người Nhật. Vào cuối thế kỷ VII, những bình hoa được cắm theo phong cách Ikebana bắt đầu xuất hiện, khi Phật giáo phát triển ở đất nước này.
Những lọ hoa mang tâm tưởng của sự bình đẳng, bác ái, đề cao tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, khiến bất kỳ ai nhìn vào cũng cảm nhận được sự an yên, tĩnh lặng, một cảm giác thực sự dễ chịu.
Trong các lễ hội, những bình hoa cắm theo phong cách Ikebana cũng được ưa chuộng bởi nó góp phần tạo nên bầu không khí ấm cúng, tươi vui, hạnh phúc. Về tổng thể, các bình hoa đều thể hiện được nét đẹp tinh tế từ màu sắc cho đến kích thước tạo nên sự liên kết ấn tượng, đồng điệu trong tâm hồn con người, hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên trữ tình.
Nếu là một người yêu hoa thì khi ngắm nhìn các tác phẩm Ikebana, bạn sẽ ngẫm ra và đồng cảm được tâm tư, tình cảm của người nghệ nhân gửi gắm.
Người phương Tây cắm hoa theo cách tự nhiên, họ kết hợp những loài hoa quen thuộc với sự tương đồng màu sắc. Nhưng với Ikebana lại khác, nghệ nhân cần có trí tưởng tượng tốt để có thể cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp duyên dáng trong từng đường nét của cành lá, sự hài hòa, tinh tế của màu sắc.
Hơn nữa, Ikebana còn chứa đựng những suy tư của con người về thời gian: Những bông ho đã nở hết cỡ hay cành khô tượng trưng cho quá khứ và những kỷ niệm. Hoa hàm tiếu hoặc lá xanh là dấu hiệu của hiện tại, tran đầy năng lượng. Nếu có nụ hoa và chồi lá thì nó tượng trưng cho niềm hy vọng trong tương lai.
Những bình hoa theo phong cách Ikebana nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để thể hiện được nét đẹp truyền thống, đồng thời tái hiện tinh tế những tâm tư, xúc cảm của người cắm vào tác phẩm là điều mà không phải ai cũng làm được.
Dù bạn muốn trau dồi kiến thức hay muốn học hỏi văn hóa Nhật Bản, hãy đồng hành cùng Kosei để khám phá tất tần tất về Nhật Bản tại đây. >>> Tư tưởng áp đặt hôn nhân của các ông bố bà mẹ người Nhật
Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen