Khám phá lễ chùa Hatsumode Nhật Bản đầu năm
Lễ chùa Hatsumode Nhật Bản là một văn hoá truyền thống của người Nhật vào mỗi dịp năm mới. Lễ này có những nghi thức và phong tục riêng mang những nét đặc trưng của văn hóa Nhật. Cùng Kosei tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!
Khái niệm và ý nghĩa của lễ chùa Hatsumode Nhật Bản
Khái niệm về Hatsumode là gì?
Ở Việt Nam, vào những ngày đầu năm mới mọi người thường đi lễ chùa và Nhật Bản cũng giống vậy,vào dịp đầu năm mới mọi người thường đi lễ chùa để cầu nguyện và lễ này được gọi là Hatsumode theo tiếng Nhật.
Ý nghĩa
Lễ chùa Hatsumode Nhật Bản mang một ý nghĩa đơn thuần về văn hóa tín ngưỡng dân gian, tâm linh về sự ban phước lành của thần linh, đấng tối cao dành cho mình cùng với gia đình, người thân, bạn bè. Mọi người thường cầu nguyện những điều bình an trong một năm mới.
Thời gian đi chùa có nhiều quan niệm khác nhau theo suy nghĩ của mỗi người. Một số người thường đi lễ chùa vào đêm giao thừa hoặc trong ngày mồng 1. Nhưng cũng có một số người đi lễ từ ngày 1 đến ngày 3 trong những ngày đầu năm hoặc đi lễ chùa bất kỳ ngày nào trong tháng 1. Tuỳ vào thời gian đi chùa vào ngày nào cũng được và không quá quan trọng.
Một số địa điểm nên đi lễ chùa Hatsumode
Chùa Narita-san Shinshoji – 成田山新勝寺 (Chiba)
Ngôi chùa này có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại Nhật Bản. Ngôi chùa này mỗi năm thu hút hơn 10 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan và cầu nguyện. Trong dịp đầu năm mới chùa rất đông người đến cầu nguyện cho công việc, sức khỏe, bình an.
Đền Sumiyoshi Taisha – 住吉大社 (Osaka)
Là một trong những ngôi đền nổi tiếng tại Nhật Bản. Đền thờ vị thần biển cả bảo vệ những người đánh cá, tàu thuyền trên biển. Ngôi đền này mỗi năm cũng thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan và cầu nguyện. Trong dịp năm mới mọi người thường đến đây cầu sự bình an và đi lại an toàn.
Đền Meiji Jingu – 明治神宮 (Tokyo)
Đây là một trong những ngôi đền nổi tiếng và lâu đời tại nước Nhật. Ngôi đền này vào mỗi dịp đầu năm mới thu hút một lượng lớn người dân địa phương cũng như các khách du lịch đến cầu nguyện. Mọi người thường đến đây để cầu sự bình an cho gia đình mình.
Đền Fushimi Inari Taisha – 伏見稲荷大社 (Kyoto)
Là ngôi đền lớn thờ thần Inari, vị thần lúa nổi tiếng tại Nhật Bản. Mọi người thường đến đây cầu nguyện cho mùa màn bội thu, công việc phát đạt và sức khỏe dồi dào. Trong ngày đầu năm mới tại chùa sẽ diễn ra lễ cầu an cho đất nước và toàn thể người dân Nhật Bản.
Chùa Sensouji – 浅草寺 (Asakusa, Tokyo)
Đây là ngôi chùa lâu đời nhất tại Tokyo và có nhiều khách tham quan hàng năm. Trong dịp năm mới mọi người thường tập trung tại cổng chùa để chờ đón khoảnh khắc giao thừa và nghe tiếng chuông chùa rung lên trong khoảnh khắc đó.
Trải nghiệm khác khi đi Hatsumode Nhật Bản
Bùa hộ mệnh
Bùa hộ mệnh là một trong những vật được người Nhật rất trân trọng. Những loại bùa hộ mệnh này thường được mọi người đem theo bên người để cầu sự bình an và mang lại may mắn cho bản thân. Khi đi lễ chùa hatsumode mọi người có thể bắt gặp nhiều nơi bán bùa hộ mệnh và có thể mua sắm cho mình để mang lại sự may mắn theo tâm linh của người Nhật hoặc mua làm kỷ niệm.
Xin xăm
Vào ngày đầu năm mới khi đến viếng tại đền chùa mọi người thường xin xăm. Đây là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Nhật và mang những ý nghĩa tâm linh riêng biệt. Những que xăm mang đến những điều mong muốn của mọi người trong năm mới.
Các gian hàng bán đồ ăn
Những lễ chùa đầu năm tại Nhật Bản sau khi viếng chùa, đền mọi người thường thưởng thức các gian hàng được bày bán xung quanh. Có rất nhiều món ăn được bán ở đây với những hương vị thơm ngon đặc trưng. Các du khách khi đến viếng đền cũng có thể thưởng thức các món ăn này ở khắp nơi.
Trên đây là một số thông tin về lễ chùa Hatsumode Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều điều bổ ích.
Tin liên quan:
>>> Những điều bạn cần phải biết về Chùa Vàng Nhật Bản Kinkakuji
>>> Chùa Asakusa Nhật Bản - Một trong những ngôi chùa cổ nhất Tokyo
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen