Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 1)
Chúng ta cùng tìm hiểu về các liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 1) nhé! Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một bài học khác về ngữ pháp tiếng Nhật liên từ.
Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 1)

1. ただ:
-
Nghĩa:chỉ có điều.
-
Cách dùng:
+ Sau khi xác nhận, thừa nhận sự việc ở phía trước thì bổ sung thêm vào một ngoại lệ, một vấn đề, hay một điều gì đó muốn người nghe lưu ý.
+ Thường dùng trong văn nói.
-
Ví dụ:
+ Ví dụ 1: 納豆は昔から日本人に親しまれてきた食品である。ただ、嫌いな人が多い。
-
Natto là món ăn vô cùng gần gũi với người dân Nhật Bản. Chỉ có điều, cũng có rất nhiều người ghét món này.
+ Ví dụ 2: 「品はいい。ただ値段が高い。」
-
“Sản phẩm thì tốt đấy. Chỉ có điều là đắt thôi.”
2. ただし:
-
Nghĩa:tuy vậy,tuy nhiên, với điều kiện là, miễn là,…
-
Cách dùng:
+ Sau khi trình bày nội dung chính, thì bổ sung thêm lời giải thích, ngoại lệ, hay điều kiện nào đó để đối phương không hiểu nhầm điều mình vừa viết.
+ Dùng trong văn viết, văn phong trang trọng.
-
Ví dụ:
+ Ví dụ 1:卵は1日に一つだけと医者に言われた。ただし、白身だけならもっと食べてもいいそうだ。
-
Theo bác sĩ, mỗi ngày chỉ nên ăn một quả trứng. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn lòng trắng trứng thì ăn nhiều hơn cũng không sao.
+ Ví dụ 2:明日9時集合。ただし、雨の場合は中止。
-
Ngày mai 9 giờ tập trung. Tuy nhiên, nếu mưa sẽ huỷ.
3. もっとも:
-
Nghĩa:tuy nhiên, tuy thế …
-
Cách dùng:
+ Sau khi trình bày nội dung chính, thì bổ sung thêm lời giải thích, ngoại lệ, hay điều kiện nào đó để đối phương không hiểu nhầm điều mình vừa viết. ( tương tự ただし)
-
Chú ý: tuy tương tự về cách sử dụng, nhưng もっともvàただしkhác nhau ở chỗ:
+ ただしsử dụng khi bổ sung thêm thông tin chính xác, xác thực, bắt buộc phải thông báo, truyền tải đến đối phương. Đồng thời ただしchỉ sử dụng trong văn viết.
+ Còn もっともchỉ thêm thắt đơn thuần những thông tin, ví dụ, giải thích mang tính tham khảo, không bắt buộc. Ở cuối câu thường đi với〜が/〜けどvà sauもっともkhông dùng các câu yêu cầu, mệnh lệnh. Ngoài ra もっともsử dụng trong văn nói.
-
Ví dụ:
+ Ví dụ 1:アンケート用紙を1200枚用意した。もっとも、前回残りが300枚あった。
-
Tôi đã chuẩn bị 1200 phiếu điều tra. Tuy nhiên, có 300 tờ là còn sót lại từ lần trước.
+ Ví dụ 2:「彼の意見は正しい。もっとも、彼の立場に立てばの話だがね」
-
“Ý kiến của anh ta là đúng. Thế nhưng đấy là khi đứng ở địa vị của anh ta thôi.
Tiếp tục với Phần 2 cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nào:
>>> Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 2)
>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích: Lũ quỷ nhỏ
>>> Học từ vựng tiếng Nhật qua cách giới thiệu một số địa danh nổi tiếng ở Hà Nội (phần 1)

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen