Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 2)
Chúng ta cùng tìm hiểu về các liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 2) nhé! Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một bài học khác về liên từ.
Liên từ chỉ sự bổ sung, giải thích thêm vào (Phần 2)

-
しかも
-
Nghĩa: thêm vào, thêm nữa…
-
Cách dùng:
+ Dùng khi muốn bổ sung thêm một ý khác vào ý đã đề cập phía trước.
+ Tương tự như còn có: それに、その上、そればかりでなく、そればかりか、加えて、。。。
-
Ví dụ:
+この店は安くて、しかも味が良い。
-
Quán này rất rẻ, lại ngon nữa.
+いろいろな食品が値上がりしている。しかも、値上がり率が大きい。
-
Rất nhiều thực phẩm đang tăng giá. Không những thế mà mức tăng cũng cao.
-
おまけに
-
Nghĩa: hơn nữa, ngoài ra, vả lại…
-
Cách dùng:
+Bổ sung thêm sự việc, tình thế nào đó có tính chất giống sự việc phía trước nhằm nhấn mạnh mức độ.
+ Chỉ sử dụng trong văn nói.
-
Ví dụ:
+「食事をおごってもらって、おまけに、遅くからって、タクシー代も出してもらったんですよ」
-
“Anh ấy đã đãi tôi ăn, hơn nữa, còn nói vì đã muộn rồi nên trả cả phí taxi cho tôi nữa.”
+「暑いし、おまけに湿気が多い」
-
“Trời đã nóng rồi, không khí lại còn ẩm.”
-
さらに
-
Nghĩa: hơn nữa, ngoài ra…
-
Cách dùng:
+ Dùng khi muốn diễn tả tính giai đoạn của sự việc, sự việc không chỉ dừng lại ở đó và còn tiếp diễn, phát triển lên thêm nữa.
+ Trong trường hợp dùng để bổ sung thêm một sự việc khác, có thể thayさらにbằngそれに・その上, trong trường hợp để chỉ mức độ có thể thay thếさらにbằngもっと, ý nghĩa câu không thay đổi.
+さらにsử dụng trong văn phong trang trọng.
-
Ví dụ:
+帰国してからも、自分でさらに勉強を続けた。
-
Ngay cả khi đã về nước, tôi vẫn tự học tiếp.
+このキャンパスにはいろいろな施設がある。運動場や記念会館がある。さらに、美しい庭や植物園もある。
-
Khuôn viên trường học này có cơ sở vật chất rất đầy đủ. Nào là sân vận động, nhà tưởng niệm, ngoài ra, còn có cả khoảng sân và vườn rất đẹp nữa.
-
なお
-
Nghĩa: ngoài ra, hơn nữa, vả lại, còn bây giờ thì…
-
Cách dùng:
+ Sau khi đã trình bày phần nội dung chính, ta bổ sung thêm những thông tin đi kèm quan trọng, không thể thiếu vào sau なお. なおthường sử dụng ở cuối đoạn văn.
+ Chính vì bổ sung vào cuối cùng những thông tin có liên quan và quan trọng, cần thiết ở cuối câu (như: cách thức xác nhận, phương thức liên lạc…) nênなおthường được sử dụng trong văn bản thông báo, chỉ dẫn…
-
Ví dụ:
+次回の会合は来月の10日に予定しております。なお、食わしは後ほどお知らせいたします。
-
Chúng tôi dự định tổ chức cuộc họp lần tới vào ngày 10 tháng sau. Ngoài ra, thông tin cụ thể ra sao chúng tôi xin thông báo sau.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei:
>>> Tiếng Nhật giao tiếp khi phỏng vấn và một số quy tắc cần lưu ý.

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen