Trong một câu ngoài danh từ, động từ, hay tính từ, thán từ… thì không thể không kể đến liên từ trong tiếng Nhật. Tiếng Nhật có rất nhiều liên từ, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân loại liên từ trong tiếng Nhật cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
Liên từ trong tiếng Nhật

1. Định nghĩa
Liên từ là những từ có chức năng nối các từ mệnh đề hoặc liên kết các câu với những quan hệ ngữ nghĩa nào đó hay liên kết các thành phần cùng loại của câu cũng như các vế của câu ghép. Ví dụ như:しかし、なぜなら、すなわち、また、なお、あるいは、けれど、。。
2. Đặc điểm cú pháp
2.1. Liên từ với chức năng kết nối khi thì đứng ở đầu câu nối giữa câu trước với câu sau, khi thì nối từ với từ, mệnh đề với mệnh đề trong câu.
Ví dụ
(1) ご飯またはおかゆ。
(2) 食うことはすなわち生きることだ。
(3) 体は大きいし、力も強い。
2.2 Liên từ có thể là các từ, như: また、なお、あるいは、けれど、。。 và cũng có thể là các nhữ tương đương liên từ có chức năng nối câu trước với câu sau, như:
これに対して、それに反して、なぜかというと、といっても、というのは、とはいえ、とすると。。
(4) 日本の大学は入学するのが難しい。これに対して、アメリカの大学は卒業するのが難しい。
(5) 田中は、この事実を知らなかったらしい。だとすると、彼が犯人である可能性は低い。
2.3 Trong nhóm liên từ, có nhiều từ được chuyển loại từ các loại từ khác.
-
Liên từ được chuyển từ trợ từ nối, như: が、けれども、ところが、ところで、だから、なのに、すると、一方、反面。。
-
Liên từ được chuyển loại từ đại từ chỉ định, như: それで、せれ(では)、それに、それから、それとも、そこで、そのため、そして。。
-
Liên từ được chuyển loại từ động từ, như: したがって、つまり。。
-
Liên từ là kết hợp của danh từ và trợ từ, như: おまけに、ゆえに、ちなみに。。
3. Phân loại liên từ
Căn cứ theo ý nghĩa, có thể chia liên từ thành 6 loại như dưới đây.
3.1 Liên từ biểu thị ý nghĩa điều kiện:
だから、そこで、するい、したがって、よって là những liên từ biểu thị sự việc ở phần trước là nguyên nhân hay lý do và sự việc ở phần sau là kết quả hay sự kết luân nào đó
(6) 台風が近ずいている。だから、波が荒いんだ。
(7) そこで困り果てたというわけだ。
(8) するとそこに警官が通り掛かった。
3.2 Liên từ biểu thị ý nghĩa trái ngược nhau:
しかし、だが、ところが、でも biểu thị kết quả ngược lại với kết quả dự đoán từ sự việc ở phái trước
(9) 失敗した。だが、有意義な経験だった。
(10) 私は彼女を知っている。けれど、彼女と話たことはない。
(11) がんばった。でも、負けた。
3.3 Liên từ biểu thị ý nghĩa liệt kê:
そして、しかも、それに、さらに、またbiểu thị liệt kê theo thứ tự thuận hay bổ sung nghĩa cho sự việc ở phần trước.
(12) その車は性能が良くて、しかも値段も手ごろだ。
(13) 希望者は言葉で申し込んでください。なお、定員になり次第締め切ります。
(14) 東京は人口が多いし、それに物価が高い。
3.4 Liên từ biểu thị ý nghĩa so sánh:
または、それとも、あるいは、もしくは biểu thị sự so sánh giữa sự việc ở phía trước và sự việc ở phía sau; hoặc biểu thị sự lữa chọn sự việc ở phía trước hay phía sau
(15) 電話または電報で知らせる。
(16) コーヒーですか、それとも紅茶にしますか。
(17) 万年筆もしくはボールペンで書くこと。
3.5 Liên từ biểu thị ý nghĩa thuyết minh:
さて、ところで、では、ときに、それでは biểu thị ý nghĩa thuyết mình hay bổ sung đối với sự việc ở phía trước bằng sự việc ở phía sau.
(18) あの二人は兄弟かもしれない。なぜならとてもよく似ているから。
(19) 当時の代表的な作家、例えば森鴎外や夏漱石は外国文学に精通していた。
(20) 外出は自由だ。ただし10時までにはかえらなければならない。
3.6 Liên từ biểu thị ý nghĩa mốc thay đổi chủ đề:
さて、ところで、では、ときに、それでは biểu thị ý nghĩa chuyển chủ đề, tạo sự liên tục trong các diễn ngôn.
(21) 今日の会議は終わりました。さて、次回の日程を決めましょう。
(22) ついに試験がおわりました。ときに、あの件はどなりましあたか。
(23) 誰か意見のある人はいませんか。それでは、私から発言しましよう。
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu Trạng từ và cách sử dụng nhé!!
>>> Trạng từ sử dụng trong câu phủ định
>>> Khóa học N5 - Dành cho người mới bắt đầu

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen