Mối tương quan giữa các thành phần trong câu và cuối câu
Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei xin giới thiệu đến các bạn bài học về ngữ pháp tiếng Nhật: 文末の制限 (Mối tương quan giữa các thành phần trong câu và cuối câu). Chúng ta cùng đi vào bài học nhé!
文末の制限
Mối tương quan giữa các thành phần trong câu và cuối câu

-
なぜなら・というのは・なぜかというと+…からである/だ
Ví dụ:
+最近、子育て関係の講座が増えた。というのは、子育てに不安を感じている親が多いからだ。
-
Gần đây, các khoá học về nuôi dạy trẻ ngày càng nhiều. Bởi vì, có rất nhiều phụ huynh lo lắng về việc giáo dục con trẻ.
+親鳥は逃げなかった。なぜなら、卵を抱いていたからだ。
-
Chim bố và chim mẹ đã không đi lánh nạn. Bởi vì chúng đang ấp trứng.
-
疑問詞+…か
Ví dụ: どうすれば事故を防ぐことができるか。
-
Làm cách nào để phòng tránh tai nạn xảy ra.
-
〜かというと+…(を否定する言葉)
Ví dụ:
+雨の日だったので選挙に行く人が少なかったかというと、決して少なくなかった。
-
Nếu nói vì hôm đó trời mưa nên vắng người đến bầu cử thì không hẳn như vậy, chẳng hề vắng một chút nào.
+安い商品がよくううれるかというと、必ずしもよく売れるとは限らない。
-
Nếu nói những sản phẩm giá rẻ thì sẽ bán chạy, nhưng thực ra không hẳn là như vậy.
-
〜のは+…である/だ
…からである/だ
…ためである/だ
Ví dụ:
+彼が教師の道を選んだのは父嫌の影響である。
-
Anh ấy chọn đi theo nghề giáo là do ảnh hưởng từ cha anh ấy.
+一つ一つのリンゴに袋をかぶせるのは虫を防ぐためだ。
-
Bọc túi vào từng quả táo là để phòng tránh sâu bọ.
-
〜(名詞)に(は)〜が+いる・ある・多い・見られる
Ví dụ:
+参加者の中に子供をおぶったり抱いたりしている母親が大勢いた。
-
Trong số những người tham gia, có rất đông những bà mẹ vẫn còn địu trên lưng hay đang bế con nhỏ.
+この事件の裏に何か重大な問題があるのではないか。
-
Chẳng phải là đằng sau vụ việc này còn tồn tại một vấn đề lớn hay sao.
-
〜(する動詞の名詞・動詞の辞書形)には+…が必要である/だ
…が便利である/だ
…なければならない
Ví dụ:
+この会の会員になるには登録をして年会費を納めなければならない。
-
Để trở thành thành viên của hội này thì cần phải đăng ký và đóng phí theo năm.
+引越しにはかなりのお金が必要だ。
-
Để chuyển nhà thì phải cần đến khá nhiều tiền.
-
文末が決まってる副詞
7.1. 必ずしも+…とは言えない
…(という)わけではない
…とは限らない
Ví dụ:
+古い情報が必ずしも役に立たないとは言えない。意外に役に立つこともある。
-
Không hẳn thông tin cũ là vô ích. Cũng có lúc chúng có ích hơn chúng ta tưởng.
+易しい練習が必ずしもいいというわけではない。時には厳しい練習も必要だ。
-
Những bài tập luyện dễ dàng cũng không hẳn là tốt. Thỉnh thoảng cũng cần phải tập những bài tập khó.
7.2. たぶん。おそらく+…であろう・だろう
Ví dụ:
+今後、たぶんこの町はもっと観光客が増えるであろう。
-
Có lẽ từ nay về sau thành phố này sẽ có nhiều du khách ghé thăm hơn.
+若者の読書離れの原因はおそらくインターネットにあるだろう。
-
Có lẽ nguyên nhân của việc giới trẻ ngày càng ít đọc sách là tại internet.
7.3. 全く・それほど・めったに・一向に+…ない
Ví dụ:
+この本の内容は難しくて全くわからない。
-
Nội dung của cuốn sach này rất khó hiểu, bởi vậy tôi hoàn toàn chẳng hiểu chút nào.
+この商品はそれほど売れないだろう。
-
Sản phẩm này chắc chẳng thế nào bán chạy đến mức đó đâu.
+経済状態が一向に良くならない。
-
Tình hình kinh tế chẳng tốt lên một chút nào.
7.4. 一段と・ますます・次第に・徐々に+…(変化を表す言葉)
Ví dụ:
+最近一段と寒くなった。
-
Gần đây, trời ngày càng lạnh.
+次第に子供の数は減ってきた。
-
Số lượng trẻ con đang giảm dần.
+入社後、徐々に給料が上がっていく。
-
Sau khi vào làm việc ở công ty, mức lương sẽ tăng dần lên.
Tiếp tục với ngữ pháp tiếng nhật N3, các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei ôn lại cái mẫu ngữ pháp nhé:
>>> Học tiếng Nhật qua chuyện cổ tích:ジャックと豆の木 (Jack và cây đậu thần)

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen