Trong bài học ngày hôm nay các bạn hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu một bài học ngữ pháp N3 cấu trúc っぽい. Chúng ta thêm っぽいvào sau tính từ, động từ, danh từ để tạo thành các tính từ mới.
Cấu trúc っぽい

Chúng ta thêm っぽいvào sau tính từ, động từ, danh từ để tạo thành các tính từ mới.
-
Màu sắc +っぽい
-
Nghĩa: hơi hơi~ ( trên thực tế có thể không chính xác hoàn toàn là màu sắc đó, nhưng nhìn khái quát thì thiên về màu đó)
-
Ví dụ: 白っぽい: trăng trắng
黒っぽい: đen đen
赤っぽい: đo đỏ
茶色っぽい: vàng vàng
-
Danh từ ( thường là danh từ chỉ chất lỏng) +っぽい
-
Chứa nhiều~, thường mang nghĩa tiêu cực.
-
Ví dụ:この酒は水っぽい: rượu này bị pha nhiều nước
この料理は油っぽい: món ăn này chứa nhiều dầu mỡ
この布団は湿っぽい: cái chăn này bị ẩm
-
Tính từ/ danh từ +っぽい
-
Trường hợp danh từ+っぽい: trên thực tế không phải là sự vật, sự việc đó nhưng lại mang tính chất gần giống như sự vật sự việc đó hoặc chỉ là người nói/người viết có cảm giác, ấn tượng mạnh mẽ là như vậy.
+ Ví dụ:子供っぽいことを言うな。( Đừng có nói điều ấu trĩ như con nít như thế!)
-
Trường hợp tính từ+っぽい: người nói/ người viết có cảm giác chắc chắn, rõ ràng là sự vật, sự việc đang đề cập tới có tính chất đó.
+ Ví dụ:安っぽい時計 (cái đồng hồ trông rẻ tiền)
大人っぽい中学生 (cậu học sinh trung học giống người lớn)
-
Động từ +っぽい
-
Ai đó, cái gì đó có khuynh hướng~ hoặc nhanh chóng, dễ dàng rơi vào trạng thái~.
-
Ví dụ: 忘れっぽい (hay quên)
怒りっぽい (nóng tính, dễ nổi giận)
飽きっぽい (nhanh chán)
Đến với chủ đề tiếp theo cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha:
>>> Các liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước-vế sau trong tiếng Nhật

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen