Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 - Bài 27: Động Từ Thể Khả Năng
Ý nghĩa, cách dùng và cách chia động từ thể khả năng (可能形(かのうかたち))trong tiếng Nhật. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 27: Động từ thể khả năng trong tiếng Nhật nhé!
Ngữ pháp tiếng Nhật N4: Bài 27
Động từ thể khả năng trong tiếng Nhật(可能形(かのうかたち))
1. Động từ thể khả năng trong tiếng Nhật(可能形(かのうかたち))
Cách chia động từ khả năng tiếng Nhật:
- Nhóm I: Là các động từ có vần [i] đứng trước ます。Để chuyển sang động từ thể khả năng chỉ cần chuyển [i] thành [e].
およぎます => およげます
よみます => よめます
いきます => いけます
はしります => はしれます
うたいます => うたえます
もちます => もてます
なおします => なおせます
- Nhóm II: Bỏ ます thêm られます
たべ ます => たべられます
おぼえ ます => おぼえられます
たてます => たてられます
- Nhóm III:
します => できます
きます => こられます
Chú ý: tất cả các động từ sau khi chuyển sang thể khả năng đều trở thành động từ nhóm II
Ý nghĩa: thể hiện khả năng, năng lực làm việc gì đó (Những động từ khi được biến đổi sang thể khả năng sẽ mất đi nghĩa gốc của nó, thay vào đó là từ “có thể”)
-
Cách dùng: giống như cách dùng của「Vることができます」. Trong câu, trợ từ [を] được chuyển thành [が], các trợ từ khác vẫn giữ nguyên.
- Chỉ khả năng của ai đó có thể làm được gì
漢字(かんじ)が読(よ)めます。Tôi có thể đọc được hán tự.
漢字(かんじ)を読(よ)むことができます。Tôi có thể đọc được hán tự.
日本料理(にほんりょうり)が作(つく)れます。Tôi có thể làm các món ăn Nhật.
- Chỉ tính khả thi: ở đâu đó có thể xảy ra việc gì
銀行(ぎんこう)で お金(かね)が 換(か)えられます。Có thể đổi tiền ở ngân hàng.
ここに車(くるま)が止(と)められます。Ở đây có thể đỗ xe.
2. ~が見えます và 聞こえます。Nhìn thấy, nghe thấy
Cách dùng:
- 見えます (nhìn thấy) và 聞こえます (nghe thấy) là 2 động từ đặc biệt của 見る và 聞く.
- Chỉ khả năng của mắt, tai một cách tự nhiên, được dùng khi hình ảnh hay âm thanh đập vào mắt, tai một cách tự nhiên, không liên quan đến khả năng của con người.
- Tân ngữ của chúng cũng đi với trợ từ [が].
Ví dụ:
(1) 2 階(かい)から 山(やま)が 見(み)えます。Từ tầng 2 có thể nhìn thấy núi.
(2) ここから波(なみ)の音(おと)が 聞(き)こえます。Từ đây có thể nghe thấy tiếng sóng biển.
Chú ý: Phân biệt với 見られます và 聞けます
Hai động từ này mới chính là thể khả năng (theo đúng quy tắc và ý nghĩa) của 見る, 聞く. Thể hiện về khả năng, năng lực thực hiện hành động.
Ví dụ:
(1) 忙(いそが)しいですから、テレビが 見(み)られません。
Vì bận nên tôi không thể xem được tivi.
(2) ラジオが ありませんから、音楽(おんがく)が 聞(き)けません。
Vì không có đài nên không thể nghe được nhạc.
3. ~まだ 「V khả năng」~ません: chưa thể (làm gì)
Cách dùng: thể hiện 1 việc trong thời điểm nói thì chưa thể làm được nhưng sẽ cố gắng để sau này có thể thực hiện được.
Ví dụ:
(1)日本(にほん)の歌(うた)が まだ 歌(うた)えません。Tôi chưa thể hát được bài hát của Nhật
(2) 日本語(にほんご)が まだ 上手(じょうず)に 話(はな)せません。Tôi chưa thể nói giỏi tiếng Nhật được.
4. ~しか ~ません: chỉ
Cách dùng:
- Thể hiện sự giới hạn trong thực hiện hành động.
- Câu mang hình thức phủ định nhưng luôn mang nghĩa khẳng định (người Nhật dùng với ý khiêm tốn).
Phân biệt với [だけ]:
+ [だけ] đi với câu dạng khẳng định.
+ [しか] đi với câu dạng phủ định.
+ [しか] có thể thay thế cho các trợ từ như [が、を]
Ví dụ:
(1) 私(わたし)は ひらがなだけ 書(か)けます。Tôi chỉ viết được Hiragana.
(2) 私(わたし)はひらがなしか 書(か)けません。. Tôi chỉ viết được Hiragana.
(3) 彼(かれ)は 英語(えいご)しか 分(わ)かりません。Anh ấy chỉ biết tiếng Anh thôi.
5. N1は~が、N2は~ : N1 thì ~, nhưng N2 thì
Cách dùng: thể hiện 2 điều trái ngược hoan toàn, thường là về khả năng với ý nghĩa “cái này thì làm được, còn cái kia thì không làm được”. Khi đó, trợ từ được dùng ở đây là [は] thay cho [が]; còn trợ từ [が] ở giữa là để nối 2 vế với nghĩa là “nhưng”.
Ví dụ:
(1)ひらがなは書(か)けますが、漢字(かんじ)は 書(か)けません。
Chữ Hiragana thì tôi có thể viết nhưng chữ Hán thì không thể.
(2) テニスは できますが、スキーは できません。
Tenis thì tôi chơi được nhưng trượt tuyết thì không.
6. N1 に N2 ができます: Ở N1 có N2 được hoàn thành
Cách dùng: thể hiện sự hoàn thành của sự vậy.
Ví dụ:
(1) 駅(えき)の前(まえ)に 大(おお)きいスーパーが できました。
Trước cửa nhà ga, một siêu thị lớn đã được xây xong.
(2) 大阪(おおさか)に 新(あたら)しい 空港(くうこう)が できました。
Ở Osaka một sân bay mới đã hoàn thành.
Trên đây là bài viết về ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 27: Động từ thể khả năng do Kosei biên tập. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích về kiến thức tiếng Nhật đến cho các bạn đọc!
Các bạn đã chuẩn bị học bài 28 luôn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei chưa nhỉ ???
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 28
>>> Từ vựng tiếng Nhật phổ biến dùng trong nhà hàng, quán ăn (Phần 1)
>>> 100 tên họ thường được sử dụng trong tiếng Nhật
>>> Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật N4
>>> Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N4 về khuyên bảo, đề nghị: Vましょう・Vよう/ Vませんか/ Vましょうか
Đây là bài viết sẽ giúp bạn phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật!! Bí quyết để có thể ghi nhớ là xem đi xem lại nhiều lần thôi, cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei bắt đầu tìm hiểu tự động từ tiếng Nhật và tha động từ tiếng Nhật ngay nhé!
hiennguyen
Đều là những phó từ biểu thị sự chắc chắn nhưng vẫn có những ý nghĩa khác nhau. Các bạn đã biết cách Phân biệt 3 phó từ「必ず」, 「きっと」, 「ぜひ」 chưa? Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu cách sử dụng của nhóm phó từ này nhé.
hiennguyen