Chắc hẳn các bạn đã và đang học tiếng nhật đôi khi cũng có lúc thắc mắc về nguồn gốc của tiếng Nhật phải không? Đôi khi chúng ta học một ngôn ngữ nào đó nhưng ít ai để ý đến nguồn gốc tiếng Nhật, hôm nay các bạn và Trung tâm tiếng Nhật Kosei cùng tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc của tiếng Nhật
Ngôn ngữ gần với tiếng Nhật nhất là tiếng Triều Tiên. Hai thứ tiếng này giống nhau gần như hoàn toàn về cách sắp xếp chủ ngữ (shugo) – bổ ngữ (mokutekigo) – vị ngữ (jutsugo). Tuy nhiên không có bằng chứng xác đáng nào chứng minh được rằng hai thứ tiếng này có chung một nguồn gốc. Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của tiếng Nhật như: nhóm ngôn ngữ Ural-Altaic, Malayo-Polynesian ở phái Nam, ngôn ngữ Ấn Độ – Tây Tạng, Tamil….Tuy nhiên, nếu xét riêng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nhât sử dụng nhiều nhất là chữ hán do có sự giao lưu văn hóa giữa 2 nước Nhật và Trung Hoa. Hơn nữa chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakan) lại được tạo ra dựa trên chữ Hán. Tiếng Nhật hiện nay được tạo ra nhờ chữ Hán và chữ Kana (giả danh).
1. Đặc trưng của tiếng Nhật là gì?
Trước hết khi nói về nguồn gốc tiếng Nhật phải nói đến đặc điểm phát âm. Trừ N (ん) ra, một âm được biểu hiện chỉ bằng nguyên âm hay cặp phụ âm cộng nguyên âm.
Ví dụ:
Từ tokei (Đồng hồ) được tạo bởi một cặp to, cặp ke và nguyên âm i -> to-ke-i Từ watashi (Tôi) được tạo bởi cằp wa, cặp ta, và cặp shi -> wa-ta-shi Trọng âm trong tiếng Nhật không phân biệt mạng – yếu như trong tiếng Anh mà phân biệt cao – thấp. Ví dụ khi đọc YOKOHAMA thì YO đọc với giọng cao còn KOHAMA đọc với giọng thấp hơn. Tuy nhiên không phải trọng âm là giống nhau trong cả nước mà khác nhau từ đông Nhật Bản sang tây Nhật Bản, từ vùng này qua vùng khác. Từ vựng của tiếng Nhật gồm có từ thuần Nhật, từ Hán Nhật và từ mượn từ tiếng nước ngoài viết bằng Katakana.
2. Cấu tạo của một câu văn
a. Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ:
Ví dụ: Kare wa daigakusei desu = Cậu ấy sinh viên là
b. Chủ ngữ + đối tượng + động từ Ví dụ: Watashi ha gohan wo tabeta = Tôi cơm ăn:
Chỉ cần chú ý rằng động từ luôn đứng cuối câu và từ bổ nghĩa luôn đứng trước từ được bổ nghĩa thì có thể thay đổi vị trí các từ trong câu khá tự do. Trong tiếng Nhật rất phát triển thể kính ngữ giống như trong tiếng Hàn Quốc, trong đàm thoại thì từ dành cho nam giới và từ dành cho nữ giới cũng được phân biệt rõ ràng.
3. Chữ mềm và chữ cứng được tạo ra như thế nào?
Chữ Kana được tạo ra bằng cách đơn giản hóa chữ Hán sau khi đã loại bỏ nghĩa của chữ Hán đó, chỉ giữ lại âm. Tác phẩm Vạn diệp tập (Man’yoshu) được biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ thứ 8 bao gồm khoảng 4500 câu ca, toàn bộ được viết bằng chữ Hán (Kanji) theo kiểu ateji (Hoạt tự – chỉ dùng âm, không quan tâm đến nghĩa của chữ đó để biểu thị một từ). Sau đó Kana được hoàn thiện dần dần và vào cuối thế kỷ thứ 9, bộ chữ mềm Hiragana được hoàn thành. Chữ cứng Katakana là bản đơn giản hoá hơn nữa của Hiragana. Katakana cũng được tạo ra cùng thời với Hiragana. Ngay từ đầu thế kỷ thứ 9 đã có nhiều văn tự viết bằng Katakana.
4. Phải học bao nhiêu chữ Hán thì đủ?
Phần lớn trong số tổng cộng khoảng 50 nghìn chữ Hán đã được đưa vào tiếng Nhật. Bên cạnh đó còn có những chữ Hán do người Nhật tạo ra. Ví dụ chữ touge 峠 được ghép bởi 3 chữ: sơn, thượng, hạ có nghĩa là đèo. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không cần thiết phải nhớ nhiều chữ Hán đến như thế. Hiện nay mỗi người nên nhớ khoảng 1945 chữ trong bảng thường dùng Hán tự. Bảng này do bộ giáo dục Nhật Bản qui định và đã được Việt hoá bởi tác giả Đỗ Thông Minh. Phần lớn người Việt Nam ở Nhật dùng bảng này như là một công cụ không thể thiếu khi học tiếng Nhật.
5. Chữ mềm và chữ cứng được dùng như thế nào?
Trong tiếng Nhật tồn tại đồng thời 3 loại ký tự: Chữ Hán (Kanji), chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana). Chữ Hán là chữ tượng hình du nhập vào từ Trung Quốc, chữ mềm và chữ cứng là bản đơn giản hoá của chữ Hán để biểu thị âm. Hầu hết danh từ được viết bằng chữ Hán (Từ Hán-Nhật), động từ và tính từ thì được viết hỗn hợp giữa chữ Hán và chữ mềm. Trợ từ và trợ động từ được viết bằng chữ mềm. Từ ngoại lai (Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan …) được viết bằng chữ cứng. Do tiếng Nhật có nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên viết bằng chữ Hán (nhìn chữ đoán được ý) sẽ dễ hiểu hơn.
Trên đây là nguồn gốc của tiếng Nhật mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Cùng xem các tin khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tại đây!
>>> Các bạn đã bao giờ hết cảm hứng học tiếng Nhật ??
>>> TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT N3: SỐ VÀ LƯỢNG
>>> TẤT TẦN TẬT TỪ VỰNG TIẾNG NHẬT VỀ ĐO LƯỜNG
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen
Học ngữ pháp ở trình độ N1 của kỳ thi JLPT là một thử thách đầy khó khăn nhưng cũng vô cùng đáng giá. Trình độ này không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn cần hiểu rõ cách chúng được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế. Để đạt được thành công, bạn có thể áp dụng các cách học ngữ pháp trình độ N1 sau đây, kết hợp sự kiên trì và tinh thần học tập không ngừng nghỉ.
hiennguyen
Do gần đây xuất hiện nhiều trường hợp bị lộ thông tin cá nhân nên BTC Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) đã không công bố danh sách số báo danh, phòng thi như mọi năm. Thay vào đó các bạn có thể tra SBD và phòng thi qua đường link website. Để biết đường link đó là gì thì hãy đọc trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
hiennguyen
Tự học tiếng Nhật N5 nhưng mãi vẫn không tiến bộ, kiến thức tiếp nhận ít? Nghe người này, người kia chia sẻ tài liệu nào cũng học theo nhưng chỉ được vài hôm lại chán vì thấy không hiệu quả? Không tìm được phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân? Vậy thì hãy để Kosei trả lời cho bạn câu hỏi Học tiếng Nhật N5 Online có giúp bạn ôn thi JLPT tốt như Offline không? trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Chỉ còn 2 tuần nữa là kỳ thi JLPT T12/2024 sẽ đến. Thông tin về thời gian phát hành giấy báo dự thi JLPT dưới đây sẽ giúp ích cho bạn kiểm tra thông tin và sẵn sàng chinh chiến JLPT này! Cùng theo dõi chi tiết bài viết của Kosei đây nhé!
hiennguyen