Nhật Bản tháng 9, tiết Thu phân sum vầy
Nếu vào ngày lễ Bon tháng 8, người Nhật nhảy múa để đón mừng tổ tiên đã khuất về thăm con cháu, còn tới Nhật Bản tháng 9, những người còn sống sẽ thể hiện sự hiếu kính của mình bằng các hoạt động truyền thống trong lễ Thu phân. Mùa thu, thu hoạch và sum vầy, cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu ngày lễ hết sức ấm áp này của người Nhật nhé!
Nhật Bản tháng 9, tiết Thu phân sum vầy
Tiết Thu phân, theo lịch Trung quốc cổ đại cũng như lịch cũ của người Nhật, là một trong 24 tiết khí của Nông lịch.
Lễ Thu phân vào tháng 9 là một trong những ngày lễ chính thức của Nhật Bản. Năm 2019, lễ Thu phân rơi vào thứ Hai ngày 23 tháng 9, người dân toàn quốc được nghỉ để đi tảo mộ và quây quần đoàn tụ.
Hiện tượng
Đối với các quốc gia nằm ở phía Bắc Bán cầu như Nhật Bản và Việt Nam, ngày Thu phân là ngày mà mặt trời di chuyển qua đường xích đạo, từ phía Bắc Bán cầu tiến sang địa phận của Nam Bán cầu. Vào ngày này, mặt trời sẽ mọc lên “chính xác từ phía Đông” và lặn xuống “chính xác ở phía Tây”, thời gian ban ngày và ban đêm sẽ “chính xác bằng nhau”. Và từ sau ngày này, thời gian ban ngày sẽ ngắn đi trong khi ban đêm dài ra, cho đến khi tượng đối xứng với nó là tiết Xuân phân vào tháng 3.
Ý nghĩa
Từ xa xưa, người Nhật dùng khái niệm彼岸(ひが) – Lễ Bỉ ngạn để gọi không chỉ 1 ngày, mà một khoảng thời gian 7 xung quanh các ngày Xuân phân và Thu phân (3 ngày trước + ngày lễ + 3 ngày sau).
Để nói về ngày này, trong tiếng Nhật có câu thành ngữ 暑さ寒さも彼岸まで (あつささむさもひがんまで), có nghĩa là Cả sự nóng bức và rét buốt đều kết thúc vào lễ Bỉ ngạn, ám chỉ hiện tượng thay đổi thời tiết từ mùa đông rét buốt sang tiết xuân dịu mát vào ngày Xuân phân, và khi cái nóng nực của mùa hè được thay thế bằng tiết trời mát mẻ, sảng khoái của mùa thu vào ngày Thu phân.
Nhưng không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về thời tiết khí hậu, từ Bỉ ngạn vốn có nguồn gốc từ Phật giáo, mang ý nghĩa “bờ bên kia” đại diện cho đất của Phật và của các linh hồn người chết, trong khi “bờ bên này” là nơi mỗi sinh linh trải qua kiếp người. Chính vì thế, vào hai dịp Thu phân và Xuân phân mỗi năm, những người còn sống trên dương thế sẽ đi viếng mộ và cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên họ được yên nghỉ nơi vĩnh hằng.
Hoạt động
Có thể bạn đã nghe nhiều về lễ hội Bon vào tháng Tám (hoặc tháng Bảy) là dịp mà linh hồn người thân, tổ tiên trở về trần gian thăm gia đình của mình, chính vì vậy mà ngày Thu phân người Nhật sẽ đi tảo mộ dọn dẹp mộ phần, dâng hương, hoa cũng như bày đồ cúng, cuối cùng là chắp tay cầu khấn, vừa để thể hiện sự hiếu kính, cũng là để đáp lại việc tổ tiên đã về thăm nom họ vào tháng trước.
Món ăn phổ biến trong dịp này おはぎ – bánh gạo nếp, những chiếc bánh thơm mềm, ngọt thanh được phủ bên ngoài bằng một lớp bột đầu đỏ (azuki) hoặc kinako (bột đậu nành ngọt) hoặc mè đen. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé:
>>> Tháng 8, Obon phong cách Hawaii
>>> Dành cho những ai đang đứng giữa ngã tư con đường học tiếng Nhật....
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen