Những điều kì thú về dao nấu ăn Nhật Bản
Những chiếc dao Nhật sắc bén nổi tiếng thế giới đã gây dựng lên hình ảnh những người đầu bếp chuyên nghiệp. Nhật Bản được coi là một quốc gia sản xuất dao nổi tiếng hàng đầu. Nếu bạn chưa biết điều này thì chắc chắn cần phải đọc những thông tin trong bài viết dưới đây rồi.
Sự ra đời của dao nấu ăn Nhật
Quá trình sản xuất dao nấu ăn của Nhật bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ XVI, khi mà người Bồ Đào Nha lúc đó du nhập thuốc lá vào Nhật. Các thợ thủ công tại vùng Sakai đã bắt đầu cắt thuốc lá bằng dao. Nhưng cho đến thời Mạc Phủ Tokugawa thì ngành sản xuất dao ở Nhật mới ghi dấu ấn đậm nét bằng việc khắc con dấu đặc trưng riêng.
Đến thời kỳ Edo, những chiếc dao có tên là Deba bocho đầu tiên được chế tạo ra. Tiếp đó là hàng loạt các loại dao khác được sản xuất. Đây là thời hoàng kim của dao Nhật bởi chúng phát triển đến mức trở thành ngành công nghiệp lớn tại vùng Sakai. Đến lúc này, những nghệ nhân làm dao Nhật đã có sự kết hợp giữa máy móc hiện đại và các phương pháp thủ công để làm ra các lưỡi thép carbon chống trầy xước.
Hiện nay, thành phố Seki thuộc tỉnh Gifu của Nhật được xem là “ngôi nhà” của các loại dao bếp Nhật Bản. Các loại dao ở đây được làm bằng các công nghệ hiện đại cùng kết hợp với kỹ thuật rèn dao cổ xưa đem tới những con dao bếp mỏng, không gỉ đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Sự đặc biệt trong dao nấu ăn của Nhật ít ai biết
- Chất liệu dao:
Dao Nhật thường làm từ thép hoặc loại inox không gỉ nhằm tăng cường độ chống ăn mòn nhưng vẫn đảm bảo được độ bền, cứng, sắc bén.
- Hình dáng:
Lưỡi dao nấu ăn của Nhật phía bên tay phải thường được mài rất sắc. Có rất nhiều loại dao khác nhau phù hợp cho các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: dao dành cho đầu bếp thì sẽ có chiều dài 70cm – 30 cm. Trong đó 70cm là chiều dài của lưỡi dao, 30cm là chiều dài của cán dao. Các loại dao dành cho đầu bếp chuyên nghiệp làm sushi sẽ là 90cm – 10cm.
- Độ sắc nhọn, độ bền:
Đa số nghệ nhân mài dao nấu ăn của Nhật sẽ mài phần lưỡi dao bên phải sắc hơn bên phải phù hợp với sự thuận tay phải của đa số mọi người. Rất hiếm khi các loại dao được mài sắc bên trái, nếu cần thì phải đặt trước. Để phân biệt mặt da trái và phải thì sẽ dựa vào chữ in khắc trên mặt dao.
Cách phân biệt dao Nhật với phương Tây
Dao Nhật và dao phương Tây, điển hình là dao Đức sẽ có vài đặc điểm khác nhau. Sự khác biệt này đến ngay từ khâu sản xuất ra dao. Nếu dao của Đức là từ loại thép không gỉ khoảng 57HRC thì dao của Nhật là từ thép 60 đến 63 HRC. Góc mài dao của Đức là 15 đến 16 độ, còn dao của Nhật có góc mài là 20 độ. Về cấu tạo, dao của Đức phần lớn được làm bằng thép nguyên khối, tức cả cán dao và lưỡi dao làm bằng thép. Trong khi đó, dao của Nhật sẽ linh hoạt hơn, cán dao được thiết kế thon gọn, có bọc gỗ ở bên ngoài.
Những loại dao nấu ăn của Nhật phổ biến
- Dao Santoku:
Là loại dao thông dụng, cắt được mọi thứ từ thịt cá cho đến các loại củ quá. Loại dao này là sự kết hợp với dao Gyuto từ phương Tây.
- Dao Maguro:
Là loại dao rất dài, có chiều dài tận 1.5m. Dao Maguro được thiết kế với kích thước lớn để chuyên chế biến các món cá loại to, rất dày.
- Dao Usuba - Nakiri:
Loại dao này có thiết kế phần đầu lưỡi vuông vức, chuyên dùng để cắt, gọt các loại củ, quả. Phần đầu của da được thiết kế vuông như vậy để gọt củ cải trắng thành các lát mỏng. Đây cũng chính là bí quyết là để các đầu bếp Nhật cắt các loại củ quả lát sợi đẹp mắt.
- Dao Deba:
Là loại da làm cá và cắt thịt của Nhật. Loại dao này được chế tạo nhằm cắt đầu cá, cụ thể là phần đầu sử dụng kỹ thuật cắt Sanmai Oroshi - kỹ thuật cắt cá làm 3 miếng.
- Dao Sashimi:
Là loại dao được làm từ thép. Loại dao này chỉ có 1 lưỡi, có độ bén cực cao, cắt chính xác đến từng mini. Loại dao này thường được dùng để chế tác các món ăn nghệ thuật Nhật Bản, thể hiện sự tinh tế của người đầu bếp.
Hy vọng những chia sẻ về dao nấu ăn của Nhật trong bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp đã mang lại hữu ích cho bạn. Nếu có điều kiện thì bạn hãy thử mua một bộ dao Nhật, bạn sẽ nhận thấy sự tinh xảo và sắc bén của các loại dao đẳng cấp thế giới này!
Tin liên quan:
>>> Học từ vựng tiếng Nhật qua món ăn: Cách làm món tôm chiên - Tempura
>>> 19 món ăn truyền thống ngày Tết của người Nhật
>>> Top 3 cách làm món ăn Nhật tại nhà mùa dịch ngon như nhà hàng
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen