Trang chủ / Chia sẻ / Quý Ngữ – Bốn mùa trong thơ cổ Nhật Bản
Chia sẻ

Quý Ngữ – Bốn mùa trong thơ cổ Nhật Bản

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Dưới đây, trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Quý ngữ - Bốn mùa trong thơ cổ Nhật Bản nhé. Quý ngữ –季語(きご)là những từ ngữ đề cập đến mùa trong năm, được sử dụng trong thơ renga, thơ haika, thơ haiku Nhật Bản. 

Quý Ngữ – Bốn mùa trong thơ cổ Nhật Bản

 

quý ngữ trong thơ cổ nhật bản

 

Bài viết này, chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến thơ Haiku. Chẳng hạn như “Tuyết” (Đông), Trăng (Thu), Hoa (Xuân)… có thể thường được thấy xuất hiện trong thơ. Những yếu tố về mùa đó có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những sự vật, hiện tượng mang đặc trưng của mùa trong năm. Nhờ sử dụng Quý Ngữ với những quy ước nhất định, nhà thơ có thể chỉ bằng những từ ngữ đơn lẻ về sự vật hiện tượng cũng có thể mang lại cho người đọc cảm nhận về cái đẹp của mỗi mùa.

Quý ngữ đã trở thành một yếu tố bắt buộc trong luật làm thơ Haiku. Ở bài Haiku nào, ta cũng gặp những từ chỉ thời tiết và mùa, hầu hết các tập thơ Haiku đều được sắp xếp theo từng mùa. Dưới đây chúng ta sẽ xem qua 4 bài thơ đại diện cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông.

行く春を

近江の人と

惜しみける

Chúng ta than tiếc Mùa xuân ra đi Cùng với những người Omi

Việc thơ Haiku luôn luông có quý ngữ không có nghĩa là yếu tố thiên nhiên đã lấn át mất con người trong thơ.  Chẳng hạn như bài thơ trên của nhà thơ Basho, thiên nhiên được dùng để gợi lên cảm xúc con người.

閑かさや

岩にしみ入る

蝉の声

Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm.

Mùa hè ở đây được cảm nhận bằng giác quan, thông qua tiếng ve. Vốn cái u trầm tĩnh lặng trong ngày hè lại là thứ làm nổi bật lên âm thanh đặc trưng của mùa ấy.

石山の

いしより白し

あきの風

Trắng hơn đá trắng Của ngôi Đền Đá Là gió mùa thu

Mùa thu trong thi ca Trung Quốc đôi khi được gọi là “mùa thu trắng” Bên cạnh từ “mùa thu” được đề cập trực tiếp, thi sĩ Basho đã sử dụng thêm yếu tố này để làm quý ngữ trong thơ của mình.

初時雨

猿も小蓑を

ほしげなり

Mưa đông giăng đầy trời chú khỉ con thầm ước có một chiếc áo tơi.

Hình ảnh chú khỉ  trong bài thơ gợi lên hình ảnh người dân Nhật Bản trong cái rét mướt đầu đông. Thông qua hình ảnh chú khỉ được nhân hoá, nhừ thơ nói lên mơ ước của con người về một cuộc sống hạnh phúc.

Có thể thấy, thơ Haiku dù nhấn mạnh đến yếu tố mùa, nhưng vẫn luôn có hình ảnh con người trong đó. Trong thơ haiku, con người nằm trong thiên nhiên cũng như thiên nhiên tạo cảm xúc cho con người.

Học tiếng Nhật học bài tiếp theo cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei ở đây nha: 

>>> Học tiếng Nhật qua chuyện dân gian: Bánh mochi rơi từ mặt trăng

 

>>> Kotowaza - Một số câu ca dao, tục ngữ Nhật Bản (Phần 1)

>>> Khám phá tính cách các cung hoàng đạo trong tiếng Nhật (Phần 1)

 

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị