Sự Thật KHÔNG NGỜ Về Sắp Đặt Hôn Nhân Con Cái Ở Nhật
Những tưởng quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chỉ phổ biến trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Ít ai biết rằng, một cuộc hôn nhân sắp đặt lại là một đặc điểm rất Nhật Bản thời Minh Trị.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Tuyệt đối không làm bất cứ điều này khi đi tàu điện ở Nhật
>>> Shock với loại hình dịch vụ cho thuê người yêu của giới trẻ Nhật
Tư tưởng áp đặt hôn nhân của các ông bố bà mẹ người Nhật
Những tưởng quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chỉ phổ biến trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Ít ai biết rằng, một cuộc hôn nhân sắp đặt lại là đặc điểm nổi bật tại Nhật Bản thời Minh Trị.

Ở Nhật Bản, luật pháp quy định độ tuổi kết hôn đối với nữ là 16, nam là 18. Nếu kết hôn sớm trước 20 tuổi thì phải được sự cho phép của bố mẹ. Nhưng những năm gần đây, đa số công dân nước này đều có xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn, những tư tưởng về cuộc sống hôn nhân, gia đình của họ ngày càng cởi mở hơn trước kia, không còn cổ hủ, lạc hậu theo kiểu sắp đặt hôn nhân cho con cái.
Tư tưởng sắp đặt hôn nhân đã không còn phù hợp trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhưng cũng không phải nó đã hoàn toàn biến mất, nó vẫn tồn tại trong quan niệm của một số người.
Ở Việt Nam, ông cha ta có câu: “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”, có lẽ trong câu nói rất đỗi bình thường này nó lại hàm ẩn một ý niệm về cách chọn vợ, chọn chồng cho con cái mình. Chính vì thế, từ xa xưa các bậc cha mẹ sẽ lựa chọn và quyết định mối lương duyên cho con cái. Nào là “môn đăng hộ đối”, “gia đình gia giáo”, nhiều khi chính cha mẹ lại đảm nhiệm vai trò là những người se duyên.
Ở Nhật Bản cũng vậy , thậm chí tư tư tưởng “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là đặc điểm điển hình trong phong tục cưới hỏi của người Nhật thời xưa. “Đó là những cuộc hôn nhân được kết thành bởi những “ông tơ bà nguyệt” khi thấy hai người hợp nhau chứ không hề xuất phát từ tình yêu đôi lứa.
Những người cha, người mẹ của chàng trai hoặc cô gái sẽ đưa ảnh của con mình kèm theo một số thông tin về bản thân cho những người mai mối và đề nghị họ tìm vị hôn phu hay hôn thê phù hợp. Nếu đã tìm thấy đối tượng phù hợp, hai người con sẽ được giới thiệu với nhau trước sự có mặt của bố mẹ hai bên.

Trong buổi gặp mặt đầu tiên, họ sẽ làm quen, trò chuyện về các sở thích cá nhân, về hình mẫu người chồng hoặc người vợ và kiểu gia đình mà họ mong muốn cùng những vấn đề khác nhằm tìm hiểu xem hai bên có hòa hợp và có thể tiến tới mức nào.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thế II, việc tự do hôn nhân được đề cao, không qua sự sắp đặt của cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người giữ phong tục truyền thống này. Bạn có suy nghĩ gì về tư tưởng sắp đặt này?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu văn hóa Nhật Bản tại đây >>> Hãi hùng trước món gỏi ếch sống của Nhật

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen