Tổng Hợp 7 Cách Sử Dụng Thể た Trong Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4, N5
Luyện thi JLPT thật hiệu quả với tổng hợp 7 cách sử dụng thể た trong ngữ pháp tiếng nhật N4, N5. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei ôn luyện ngữ pháp N4, N5 hiệu quả nhé.

Cách sử dụng thể た trong ngữ pháp tiếng nhật N4, N5
1.~たことがある : Đã từng ~
あなたは富士山に登ったことがありますか。
(Bạn đã từng leo núi Phú Sĩ bao giờ chưa?)
2. ~たり~たり: Lúc thì ~ lúc thì ~
日曜日にはテレビを見たり散歩したりします。
(Vào ngày Chủ Nhật, tôi xem phim và đi dạo).
電気がついたり消えたりしています。
(Điện cứ sáng rồi tắt, sáng rồi tắt).
3. ~た後で: Sau khi đã
ジョギングをした後で、冷たいビールを飲みました。
(Sau khi chạy bộ xong tôi đã uống bia lạnh).
4. ~たほうがいい: Nên ~
頭がいたいのですか。じゃあ、早く帰ったほうがいいですよ。
(Bạn bị đau đầu à? Vậy, nên về nhà sớm thì tốt hơn đấy).
5.~たまま: Để nguyên ~
スリッパをはいたまま たたみの部屋に入らないでください。
(Đừng cứ đi nguyên dép như thế mà vào phòng Tatami).
6. ~たところだ: Việc gì đó vừa kết thúc
今、空港に着いたところです。今からそちらに行きます。
(Tôi vừa mới đến sân bay xong. Từ bây giờ tôi sẽ đi đến đó.)
7.~たばかりだ: Vừa mới ~
私は日本に来たばかりなので、まだ日本語が下手です。
(Vì tôi vừa mới đến Nhật nên tiếng Nhật vẫn còn kém).
Trên đây là 7 cách sử dụng thể た trong ngữ pháp tiếng Nhật N4, N5 mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei bổ sung ngay!
>>> Tổng hợp 100 phó từ đồng nghĩa trong tiếng Nhật (Phần 1)
>>> Luyện thi JLPT: Tổng hợp động từ tiếng Nhật nhóm II thường gặp trong bài thi JLPT (Phần 2)
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4: Các mẫu câu về sự đối lập, trái chiều

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen