Tìm hiểu tổng hợp trợ từ trong tiếng Nhật N5 đến N1 cùng Kosei nhé! Trợ từ là một thành phần cực kỳ quan trọng trong câu, chỉ cần một chút sai sót là người khác sẽ hiểu nhầm ý của bạn. Trước hết, hãy cùng Kosei tìm hiểu cách dùng của các trợ từ tiếng Nhật trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp trợ từ trong tiếng nhật N5 đến N1
Những ai đã, đang học chắc cũng biết được tiếng Nhật nó lắt léo đến thế nào. Bạn chỉ cần bỏ qua một chi tiết nhỏ thôi thì coi như mất điểm câu đó. Một trong những cái “chi tiết nhỏ” làm chúng ta ăn quả đắng mất điểm đó chính là TRỢ TỪ! Đã có nhiều trợ từ mang nhiệm vụ đặc biệt cho mình rồi, thế mà nhiều lúc còn thích muốn thể hiện ý nghĩa của trợ từ khác nữa cơ. Đúng là chỉ làm khổ dân chúng học tiếng Nhật thui mà!!!
Để tránh những trường hợp mất điểm không đáng có do đám trợ từ gây ra, cùng Kosei thống kê lại tất tần tật các trợ từ nhé!
>>> Tìm hiểu tại sao trợ từ trong tiếng Nhật lại quan trọng như vậy?
1. Tổng hợp các trợ từ và cách dùng trong tiếng Nhật
1.1. Cách dùng trợ từ 「は」 trong tiếng Nhật
Nhìn bề ngoài「は」 là một chữ cái trong bảng chữ cái hiragana tiếng Nhật và phát âm là “ha”. Tuy nhiên, với vai trò là một trợ từ 「は」 được phát âm là “wa” cũng bởi vì ngày xưa, trợ từ「は」- ngày nay, được phân âm gần giống “wa” do nối âm với những từ đứng trước nó. Và trở thành luật bất thành văn cho đến tận bây giờ. Mà không chỉ riêng trợ từ 「は」, các trợ từ khác cũng như vậy.
Trợ từ 「は」có rất nhiều cách dùng, nhưng điển hình nhất là dùng để thể hiện chủ ngữ của câu.
Ví dụ như: 私はAです - Tôi là A
Đối với vai trò thể hiện chủ chữ, đứng đằng trước 「は」là danh từ hoặc cụm danh từ và trợ từ「は」được coi là dấu hiệu để xác định chủ ngữ trong câu, giúp người học dễ dàng xác định chủ thể và nội dung câu văn.
Cũng có những trường hợp 「は」đóng vai trò làm Danh từ hóa cả cụm từ đứng đằng trước nó.
Ví dụ như: 「勉強」というのは何ですか?- Từ 「勉強」có nghĩa là gì?
Lưu ý: Đối với những câu hỏi có 「は」, bạn nên trả lời bằng 「は」nhé!
Đôi khi, 「は」là một phần của trạng ngữ đứng đầu câu để nhấn mạnh về phạm vi nào đó, chủ ngữ có thể bị ẩn đi hoặc là không.
Ví dụ: 日本では知り合いがない。- Ở Nhật, tôi không có người quen nào!
1.2. Cách dùng trợ từ 「が」 trong tiếng Nhật
「が」là một trong những trợ từ hiếm hoi mà không bị biến đổi âm. Và cũng là 1 trong những trợ từ mang nhiều chức năng và ý nghĩa nhất.
「が」Có sự phân chia cách dùng với từng ý nghĩa khá rõ ràng với 5 nghĩa chính và 1 ý nghĩa làm chủ ngữ giống「は」
1.2.1. Ý nghĩa miêu tả sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Động từ dùng để miêu tả là:
- Những sự vật có sức sống, có thể cử động là います
- Những sự vật, đồ vật không thể cử động là あります
Cấu trúc của mẫu câu là :
Danh từ + が + います・あります |
Ví dụ: 机の上にえんぴつがあります- Một bút chỉ ở trên bàn
「が」ở đây có chức năng là một trợ từ và chủ ngữ đã bị ẩn đi.
1.2.2. Ý nghĩa nhấn mạnh tính chất của chủ thể
Cấu trúc của mẫu câu:
Danh từ + が + tính từ |
Ví dụ: 女の髪が長いです - Tóc cô gái rất dài
Từ cấu trúc câu có thể thấy, Danh từ đứng trước 「が」có thể coi là một chủ thể với tính chất là Tính từ đứng đằng sau 「が」 là 長い - dài.
Chỉ cần là tính từ, bạn cứ hãy chọn 「が」làm trợ từ nhé!
1.2.3. Trợ từ「が」đi với động từ khả năng
Cấu trúc câu:
Danh từ + が + Động từ thể khả năng |
Diễn tả chủ thể có thể làm điều gì đó.
Ví dụ: 私は漢字が書けます
Tôi có thể viết Kanji
1.2.4. Trợ từ 「が」đi với tự động từ
Động từ trong tiếng Nhật có Tự động từ và Tha động từ để biểu hiện chủ thể tự mình như thế hay làm gì đó hoặc chủ thể chịu tác động bởi ngoại vật
Theo quy tắc 「が」đi với Tự động từ, 「を」đi với Tha động từ
Cấu trúc mẫu câu:
Danh từ + が + Tự động từ |
Có một số trường hợp đặc biệt là một nghĩa có đến 2 động từ thể hiện: Tự động từ và tha động từ. Chính vì vậy, không có cách nào khác và phải ghi nhớ chúng
Danh sách các Tự động từ và Tha động từ, các bạn có thể học tại đây nhé!
1.2.5. Một số trường hợp 「が」mang nghĩa “Nhưng”
Với ý nghĩa này, trợ từ 「が」có tác dụng liên kết giữa hai mệnh đề trong một câu mang nghĩa tương phản, trái ngược nhau.
Ví dụ: レストランは安いですがおいしいです
Để hiểu rõ hơn về cách dùng trợ từ 「が」, Bạn có thể tham khảo thêm bài viết
>>> Cách sử dụng trợ từ が trong tiếng Nhật
1.2.6. Mang ý nghĩa thể hiện
Trợ từ「が」và 「は」nhiều lúc khó lòng phân biệt.
Với những câu phức tạp nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là chủ thể của câu bởi 「が」và 「は」nhiều khi có chức năng giống nhau đến ngỡ ngàng. Nhưng bạn yên tâm, có cách để phân biệt cách dùng của 「が」và 「は」mà bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây!
>>> Phân biệt trợ từ cơ bản trong tiếng Nhật
1.3. Cách dùng trợ từ 「を」 trong tiếng Nhật
Ngay từ bài học đầu tiên với tiếng Nhật, chắc các bạn không còn quá xa lạ với trợ từ 「を」trong những câu tiếng Nhật đơn giản. Chỉ như thế cũng đủ thấy rằng trợ từ 「を」có vai trò rất quan trọng trong mẫu ngữ pháp tiếng Nhật. Tuy nhiên, về văn nói, trợ từ 「を」nhiều khi được nói rất nhanh hoặc trở thành âm gió, khó mà nghe rõ được. Nhưng không phải vì thế mà bạn bỏ qua cách sử dụng trợ từ wo trong tiếng Nhật nhé!
1.3.1. Trợ từ 「を」 đi với Tha động từ
Như đã nhắc đến ở trên 「を」 đi với Tha động từ để chỉ chủ thể tác động đến Danh từ trước 「を」. Nhiều khi Chủ thể được ẩn đi, nhưng cũng không quá ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Mẫu câu:
(Chủ thể +) Danh từ + 「を」+ Tha động từ |
Ví dụ: (私は) 日本語を勉強します - Tôi học tiếng Nhật
1.3.2. Nhấn mạnh sự tác động lên sự vật, hiện tượng
Về mặt cấu trúc câu trong văn viết không có gì khác so với cách dùng ở trên. Nhưng trong văn nói với cách nhấn mạnh chữ 「を」trong câu là chi tiết để nhấn mạnh về mặt ý nghĩa của sự tác động lên một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Chính vì thế, khi luyện nghê hoặc đi thi, bạn cần lưu ý đến điểm này để có được câu trả lời chính xác.
1.4. Cách dùng trợ từ「で」trong tiếng Nhật
Một trong những trợ từ thông dụng trong tiếng Nhật thì không thể không nhắc đến trợ từ「で」. Bởi cách dùng rất linh hoạt và đa dạng nhưng rõ ràng.
1.4.1. Trợ từ「で」thể hiện cách làm hoặc phương tiện cho hành động
Không còn đơn giản và những câu văn chỉ đơn thuần một ý nghĩa, với trợ từ「で」câu văn đã có thêm thông tin chi tiết và cụ thể về khía cạnh thực hiện hành động bằng cách gì hoặc phương tiện gì.
Cấu trúc câu:
(Chủ thể は+) Danh từ + 「で」 |
Ví dụ: 箸でご飯を食べる - Tôi ăn cơm bằng đũa
バスで学校へ行きます- Tôi đi đến trường bằng xe đạp
1.4.2. Trợ từ「で」chỉ địa điểm
Khi một hành động nào đó diễn ra ở địa điểm nào đó thì 「で」sẽ là trợ từ giúp bạn thể hiện điều đó
Cấu trúc câu:
Địa điểm +「で」 |
Ví dụ: 公園で遊びます - Tôi chơi ở công viên
1.4.3. Trợ từ「で」thể hiện nguyên nhân, lý do
Có khá nhiều trợ từ thể hiện nguyên nhân, lý do như と, から... Nhưng ít ai để ý đến rằng trợ từ「で」cũng có thể sử dụng để chỉ nguyên nhân hay lý do. Thường sử dụng trong văn nói nhiều hơn bởi sẽ làm câu nói gọn gàng.
Cấu trúc câu:
Danh từ +「で」, mệnh đề |
Ví dụ: 雨で、いきませんでした - Vì trời mưa nên không đi được
1.4.4. Trợ từ「で」thể hiện phạm vi
Xét trong một nhóm đối tượng hoặc một phạm vị cụ thể thì chủ thể có hành động hoặc suy nghĩ ,,,
Cấu trúc câu:
Danh từ + 「で」, mệnh đề |
Ví dụ: 私の日本語クラスでAさんは一番上手です - Trong lớp học của tôi, A là người giỏi nhất
Câu có nghĩa rằng: "Trong lớp của tôi, A là học sinh giỏi nhất", nhưng nếu so với lớp khác thì chưa chắc.
1.5. Cách dùng trợ từ「に」 trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật, đi kèm với thông tin thời gian thì chắc hẳn các bạn đã rất quen thuộc với trợ từ 「に」- NI trong tiếng Nhật rồi nhỉ? Đây có lẽ là một trong những cách dùng tiêu biểu nhất của trợ từ Ni và không phải trợ từ nào cũng có thể thay thế được cho nó.
Bên cạnh đó, trợ từ Ni cũng còn rất nhiều cách dùng linh hoạt khác nhau và điều bạn cần làm ngay khi bắt đầu học là phải nhớ thật kỹ cũng như phân biệt cách dùng với nhiều trợ từ khác.
1.5.1. Trợ từ 「に」dùng để chỉ thời gian chính xác
Hãy nhớ thật kỹ yếu tố “thời gian chính xác”, vì chỉ có 「に」mới có cách dùng này thôi
Mốc thời gian + に |
Ví dụ: 8時に学校に行きます- Tôi đến trường lúc 8h
Có nghĩa là tôi bước chân đến trường là 8h
1.5.2. Trợ từ 「に」dùng để chỉ địa điểm sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
「に」 | 「で」 |
chỉ địa điểm sự vật, sự việc tồn tại 机の上に電話があります Có một chiếc điện thoại ở trên bàn | chỉ địa điểm diễn ra hành động 家で勉強します Tôi học tại nhà |
Khá dễ để phân biệt cách dùng nhỉ!!!
Tuy nhiên, các ví dụ trên đã biểu thị thông tin một cách rất rõ ràng và chi tiết bởi động từ, nên có thể dễ dàng chia động từ. Nhưng còn có khá nhiều trường hợp, tùy thuộc vào người nói nhấn mạnh yếu tố nào không câu văn mà trợ từ Ni có thể thay thế được cho De.
Đó là khi các động từ chính trong câu mang tính chất tính như 住んでいます、置く、積もる...
ví dụ như: 私はハノイに住んでいます - Tôi sống ở Hà Nội
Mặc dù không phải là động từ thể hiện sự tồn tại nhưng câu ví dụ trên nhấn mạnh yếu tố “Ở Hà Nội” trong một khoảng thời gian dài “tôi chỉ ở đó” và không có sự chuyển động hay hành động liên tục kiểu “lúc tôi ở Hà Nội, lúc tôi ở thành phố khác”
Để tìm hiểu thêm về cách phân biệt Ni và De trong tiếng Nhật, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
>>> Cách phân biệt các trợ từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Nhật
1.5.3. Trợ từ 「に」thể hiện mức độ, tần suất diễn ra của sự vật, hiện tượng
Mức độ và tần suất diễn ra trong phạm vị một khoảng thời gian và cách dùng rất khác so với ý nghĩa trợ từ 「に」đi với điểm thời gian đã được xác định ở trên.
Cấu trúc câu:
Khoảng thời gian + に + tần suất |
Ví dụ: 一週に四回泳ぎます - 1 tuần 4 lần đi bơi
1.5.4. Trợ từ 「に」cho thấy sự thay đổi của sự vật, hiện tượng
Các động từ thường là 変わる, なります...
Cấu trúc câu: Danh từ + に + 変わる・ なります
Ví dụ:将来、日本語の教師になりたい - Trong tương lai, tôi muốn trở thành giáo viên tiếng Nhật
1.5.5. Trợ từ 「に」chỉ đối tượng hướng đến của hành động
Nếu ta có「を」- Wo thể hiện sự tác động của một hành động nào đó lên danh từ đứng trước Wo, thì Ni sẽ chỉ đối tượng bị tác động đó hướng tới.
Ví dụ: 私はリンさんにプレゼントをあげます - Tôi tặng quà cho Linh
Chủ thể là tôi có hành động Tặng (tác động) Quà (hướng đến) cho Linh.
1.5.6. Trợ từ 「に」chỉ mục đích của hành động
Thường là đi với động từ thể hiện sự di chuyển như 行きます, 来ます
Cấu trúc câu:
Danh từ/ cụm danh từ + に + 行きます・来ます |
Ví dụ: 食べ物に行きます - Đi ăn
花見に行きます - Đi ngắm hoa
1.6. Cách dùng trợ từ へ
Lưu ý:
- Trợ từ へ đọc là え
- Trong hầu hết các trường hợp dưới đây, trợ từ に có thể thay thế cho trợ từ へ.
- Trừ trường hợp trợ từ へ theo sau bởi の。
1.6.1. Thể hiện phương hướng hoặc đích đến, hoặc địa điểm mà chủ thể đang đi tới hoặc đã đến.
いつ京都へ行きますか。Khi nào bạn đi Kyoto?
谷口さんは昨日アメリカへ出発しました。Taniguchi-san rời Mỹ vào hôm qua.
この飛行機は、6時に成田空港へ到着しました。Chiếc máy bay này đến sân bay Narita lúc 6 giờ.
1.6.2. Thể hiện đối tượng của hành động
外国にいる友達へ手紙を書いた。Tôi viết thư cho một người bạn nước ngoài.
夕方川田さんへ電話をかけたが、いなかった。Tôi gọi điện cho Kawada-san buổi tối, nhưng anh ấy không có ở đó.
川田さんへの電話があったのは何時でしたか。Cuộc điện thoại gọi đến anh Kawada lúc mấy giờ?
1.7. Cách dùng trợ từ か - Ka
1.7.1. Đứng ở cuối câu thể hiện câu hỏi
1.7.1.1. Câu hỏi đơn giản
これはだれのかさですか。Chiếc ô này của ai?
明日のパーティーに行きますか。Bạn có đi đến bữa tiệc ngày mai không?
1.7.1.2. Thể hiện sự thăm dò cảm xúc, sự chú ý hoặc gợi ý điều gì đó
映画を見に行きませんか。Bạn có muốn đi xem phim không?
佐藤さんに聞いてみたらどうですか。Hỏi chị Satou thì sao?
1.7.1.3. Câu hỏi tu từ
こんなにきれいな所が、ほかにあるだろうか。Có chỗ nào đẹp như thế này chứ?
そんな悪い人がいるものですか。Những người xung quanh xấu xa như thế sao?
1.7.1.4. Thể hiện sự tức giận, chỉ trích
また今日も、遅れてきたんですか。Hôm nay anh lại đến muộn sao?
まだこの仕事をしていないんですか。Anh vẫn chưa hoàn thành công việc sao?
1.7.1.5. Thể hiện rằng ai đó đang nói chuyện với bản thân
今日は月曜日か。Hôm nay là chủ nhật phải không nhỉ?
そろそろ夏も終わりか。Mùa hè sắp kết thúc rồi nhỉ?
1.7.2. Đứng giữa câu thể hiện sự lựa chọn, nghi ngờ, không chắc chắn
1.7.2.1. Thể hiện sự lựa chọn, “hoặc”
コーヒーか紅茶か飲みたいですね。Tôi muốn một chút cà phê hoặc hồng trà.
旅行に行くか行かないか、まだ決めていません。Tôi vẫn chưa quyết định có đi du lịch hay không.
広田さんはお酒が飲めるかどうか聞いてみましょう。Hãy hỏi anh Hirota xem anh có uống rượu hay không.
1.7.2.1. Thể hiện sự không chắc chắn về một trạng thái hoặc nguyên nhân
風を引いたのか、頭が痛いんです。Tôi bị đau đầu, có lẽ là bị cảm rồi.
試験があるのか、みんな図書館で勉強していますよ。Tôi tự hỏi có phải có bài kiểm tra, mọi người đang học ở trong thư viện.
1.7.2.3. Sử dụng với từ nghi vấn thể hiện ý nghĩa “cái gì đó, ai đó”
だれか山田さんの電話番号をしっていますか。Có ai biết số điện thoại của anh Yamada không?
何か冷たいものが飲みたい。Tôi muốn uống cái gì đó lạnh.
1.8. Trợ từ と - To
1.8.1. Theo sau danh từ và tên riêng, thể hiện ý nghĩa “và, cùng với”
1.8.1.1. Nối 2 hoặc 3 danh từ: “Và”
アランさんとポールさんはフランス人です。Aran-san và Poru-san là người Pháp.
白いゆりと赤いばらの花を買いましょう。Hãy mua vài bông ly ly trắng và hoa hồng đỏ.
1.8.1.2. Thể hiện sự so sánh hoặc đối chiếu: “và”, “hoặc”
この会社とその会社とでは、資本金が違います。Công ty này và công ty kia có vốn điều lệ khác nhau.
りんごとみかんとどちらが好きですか。Táo và quýt, bạn thích quả nào?
1.8.1.3. “Cùng nhau, với nhau”
社長は部長と食事をしています。
Tổng giám đốc đang ăn ở ngoài với phó giám đốc.
明日この問題について、先生と話すつもりです。
Ngày mai tôi dự định thảo luận vấn đề này với giáo viên.
1.8.1.4. Thể hiện sự thay đổi hoặc kết quả, thường được sử dụng kết hợp với なる
Lưu ý: Trợ từ にcó thể th.ay thế とtrong câu này, とsử dụng phổ biến trong văn viết hơn so vớiに.
オリンピックの開会式の日となった。Ngày khai mạc thế vận hội Olympic đã đến.
今年の海外旅行者は1千万人となった。Số lượng khách du lịch năm nay đến 10 triệu người.
1.8.1.5. Đứng phía sau từ chỉ số lượng, nhấn mạnh sự tiêu cực
あの山に登るには、2時間とかかりません。Không mất quá 2 giờ để trèo lên ngọn núi đó.
あの会社とは2度と取引先をしたくない。Tôi sẽ không bao giờ giao dịch với công ty đó lần nữa.
1.8.2. Đứng phía sau trạng từ tượng thanh, một từ, mệnh đề hay câu hoặc đứng trước các động từ 言う,聞く、思うđể thể hiện ai đó nói, yêu cầu, nghĩ,…
1.8.2.1. Thể hiện ai đó đã nói, đặt đồ hoặc yêu cầu gì đó
山本さんが、あとで電話するとおっしゃいました。Yamamoto-san nói rằng cô ấy sẽ gọi lại sau.
母が先生によろしくと申しておりました。Mẹ nói sẽ cảm ơn giáo viên.
渡辺さんが9時までに事務所に来るように、と言っていました. Watanabe-san nói rằng anh nên tới văn phòng của anh ấy lúc 9 giờ.
1.8.2.2. Thể hiện điều người khác nghĩ hoặc cảm nhận
来年は、アメリカへ行こうと考えています。Tôi đang suy nghĩ sẽ đi Mỹ vào năm sau.
電車は9時に出ると思いましたが、 10時でした。Tôi nghĩ chuyến sẽ khởi hành lúc 9 giờ nhưng nó đi lúc 10 giờ.
1.8.2.3. Thể hiện tên của cái gì đó, đi kèm với lời giải thích ở phía sau.
「世界」という雑誌を知っていますかo Bạn có biết tạp chí có tên là Thế giới không?
ブルー・スカイズというホテルに泊まりました。Tôi ở khách sạn có tên là Blue Skies.
まず、田中という部長に書類をもらって下さい。Trước tiên, lấy tài liệu từ quản lý khu vực có tên là Tanaka.
1.8.2.4. Sử dụng sau trạng từ tượng thanh
小川がきらきらと、道のそばを流れていた。Một con suối lấp lánh chảy dọc theo con đường.
星がきらきらと輝いています。Ngôi sao sáng lấp lánh.
1.8.3. Đứng sau động từ và tính từ để thể hiện câu điều kiện: “Nếu… thì…”
1.8.3.1. Thể hiện rằng hành động thứ hai theo sau ngay lập tức hành động trước đó, sử dụng với すぐ
朝起きるとすぐ、カーテンを開けます。Ngay sau khi ngủ dậy, tôi mở rèm cửa.
昨日は会社の仕事が終わると、まっすぐ家に帰った。Hôm qua, ngay sau khi hoàn thành công việc ở công ty, tôi về thẳng nhà.
1.8.3.2. Thể hiện hành động thứ hai chắc chắn xảy ra sau hành động trước đó
日本では春になると桜が咲きます. Khi mùa xuân đến ở Nhật Bản, hoa anh đào nở rộ.
車が多くなると交通事故が増えます。Số lượng xe tăng lên thì số lượng vụ tai nạn cũng tăng lên.
不景気になると失業者が増えます。Khi xảy ra suy thoái kinh tế, số lượng người thất nghiệp tăng lên.
1.8.3.3. Thể hiện giả thiết trong câu điều kiện: “Nếu…”
山田さんが来ないと会議が始められません. Nếu Yamada-san không đến, cuộc họp không thể bắt đầu được.
明日、天気がいいと野球ができます。Nếu thời tiết ngày mai đẹp, chúng ta có thể chơi bóng chày.
1.8.3.4. Thể hiện kết quả của hành động cụ thể
銀行へ行くと、もう閉まっていた。Khi tôi tới ngân hàng, tôi nhận ra nó đã đóng cửa rồi.
交番で道をきくと、その会社はすぐ見つかった。Sau khi hỏi đường ở bốt cảnh sát, tôi tìm thấy công ty đó ngay.
1.8.3.5. Được sử dụng với 2 động từ (2 động từ khác nhau ở thể ý hướng ~よう/おう, hoặc 2 động từ giống nhau được lặp lại: động từ đầu tiên ở thể ý hướng ~よう/おう, động từ ở thể phủ định まい) thể hiện sự thiếu quan tâm tới 2 sự kiện xảy ra.
“円"が強くなろうと弱くなろうと、私の生活には関係ありま せん. Dù đồng yên có tăng giá hay giảm giá, điều đó cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi.
彼女が一人でパーティーに行こうと行くまいと、 私はかまい ません. Tôi không quan tâm cô ấy đến bữa tiệc một mình hay không.
1.9. Trợ từ の - No
1.9.1. Đứng giữa 2 danh từ, thể hiện rằng danh từ 1 sở hữu hoặc phân loại danh từ 2
1.9.1.1. Thể hiện sự sở hữu
これは高木さんの傘です。Đây là ô của Takagi-san.
それが佐藤さんの車です。Đây là ô tô của Satou-san.
Lưu ý: Nếu nội dung rõ ràng, danh từ thứ 2 có thể bị ẩn.
それが佐藤さんのです。Cái đó của Satou-san.
1.9.1.2. Thể hiện vị trí hoặc địa điểm
机の上、いすの下、学校の前、この建物の後ろ. Trên ghế, dưới bàn, phía trước trường học, đằng sau tòa nhà này.
1.9.1.3. Thể hiện rằng danh từ thứ nhất đang phân loại danh từ 2 theo các yếu tố khác.
山田先生は英語の先生です。Yamada-san là giáo viên tiếng Anh.
この学校は料理の学校です。Trường này là trường dạy nấu ăn.
1.9.1.4. Thể hiện 2 danh từ có ý nghĩa tương đương
K大学学長の今井氏が演説をしています。Ông Imai, hiệu trưởng của đại học K, đang phát biểu.
こちらが佐山さんのお姉さんの千香子さんです。Đây là Chikako-san, chị gái của Sayama-san.
1.9.1.5. Sử dụng thay thế trợ từ が diễn tả chủ ngữ của mệnh đề trong cụm danh từ
これは坂本さんの描いた油絵です。Đây là bức tranh sơn dầu mà Sakamoto-san đã vẽ.
昨日あなたの話していたレストランはどこですか。Nhà hàng mà anh nhắc đến hôm qua ở đâu?
1.9.2. Sử dụng để danh từ hóa động từ và tính từ
1.9.2.1. Danh từ hóa đơn giản: Thêm の vào sau động từ dạng ngắn
天気が悪いですから、ドライプに行くのはやめましょう。Vì thời tiết xấu, việc lái xe tạm dừng lại.
外国語を学ぶのは、むずかしいですね。Việc học ngoại ngữ khó nhỉ.
彼女が欲しいのは、新しいピアノです。Điều mà cô ấy muốn là một chiếc piano mới.
1.9.2.2. Sử dụng cụm danh từ trước động từ 見える、聞こえる
このピルの屋上から、車が走っているのがよく見えます。Từ trên mái nhà của tòa nhà này, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng những chiếc xe đang chạy.
女の人が歌っているのが聞こえますね. Bạn có thể nghe thấy tiếng người phụ nữ đang hát nhỉ.
1.9.3. Đặt ở cuối câu
1.9.3.1. Thể hiện câu hỏi rút gọn (dùng trong văn nói)
会社、本当にやめるの。Anh nghỉ việc thật sao?
明日は何時に出かけるの。Ngày mai mấy giờ anh rời đi?
1.9.3.2. Truyền đạt thông báo một cách nhẹ nhàng hơn (thường được nữ giới sử dụng)
私、来月フランスに留学するの。Tôi đi du học bên Pháp tuần sau.
土曜日はコンサートに行きたいと,思っているの。Tôi nghĩ tôi sẽ đi xem hòa nhạc vào thứ Bảy.
1.9.3.3. Truyền đạt mệnh lệnh một cách nhẹ nhàng
そんなこといわないの。Đừng nói thế!
あなたは黙っていればいいの。Bạn nên giữ trật tự.
1.10. Trợ từ や - Ya
1.10.1. Nối các danh từ để liệt kê một danh sách không đầy đủ
テーブルの上に、おすしややきとりやてんぷらなどがあります. Ở trên bàn, có một vài món như là sushi, yakitori và tempura.
私の部屋には、コンビューターやステレオが置いてあります。Trong phòng tôi có một cái computer, một dàn loa
1.10.2. Động từ nguyên dạng + や+いなや thể hiện “Không lâu sau khi…”
おふろに入るやいなや、電話が鳴った. Không lâu sau khi tôi đi tắm, chuông điện thoại reo.
1.11. Trợ từ から - Kara
1.11.1. Đứng sau danh từ và Động từ thể て: Từ khi….
1.11.1.1. Đứng sau danh từ chỉ thời gian thể hiện mốc thời gian thực hiện hành động
銀行は9時か5聞いています. Ngân hàng mở cửa từ 9 giờ.
日本語のクラスは、 1時から4時までです. Lớp học tiếng Nhật bắt đầu từ 1 giờ đến 4 giờ.
1.11.1.2. Đứng sau danh từ chỉ địa điểm, thể hiện nơi hành động bắt đầu
マラソンはここから出発します. Chạy marathon xuất phát từ đây.
社長はパリから飛行機でスペインへ行きます。Tổng giám đốc từ Pari đến Tây Ban Nha bằng máy bay.
1.11.1.3. Một số cách sử dụng thành ngữ có chứa trợ từ から
新聞をすみからすみまで読んだ. Tôi đọc báo từ đầu đến cuối.
女の人の目から見れば、日本にはまだ差別がたくさんある。Dưới góc độ phụ nữ, vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử ở Nhật Bản.
1.11.1.4. Đặt sau động từ thể て, thể hiện rằng một hành động bắt đầu ngay lập tức sau khi hành động trước kết thúc
昨日私は仕事が終わってから買物をしました。 Hôm qua tôi đi shopping sau khi hoàn thành công việc.
明日の夜、食事をしてから映画を見ませんか。Bạn có muốn đi xem phim vào ngày mai sau bữa tối không?
1.11.1.5. Đặt sau động từ thể て, thể hiện thời gian trôi qua
山田さんが大学を卒業してか55年になります. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi Yamada-san tốt nghiệp đại học.
あの2人が結婚してから20年だそうです。Nghe nói 2 người đó đã kết hôn 20 năm rồi.
1.11.1.6. Diễn tả chất liệu/nguyên liệu sản xuất vật gì đó
Lưu ý: から và で có cách sử dụng tương tự nhau. Tuy nhiên, から thường sử dụng khi nguyên, vật liệu phải trải qua một quá trình phức tạp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong khi で sử dụng với các vật liệu gần như giữ được trạng thái ban đầu của chúng, chẳng hạn như gỗ, đá, da, giấy hoặc thủy tinh.
ワインはぶどうから作ります. Rượu vang được làm từ nho.
立腐は何から作るか知っていますか。Bạn có biết tofu được làm từ gì không?
1.11.1.7. Thể hiện đối tượng thực hiện hành động trong câu bị động
Lưu ý: Đối tượng thực hiện hành động trong câu bị động thường được nêu ra trước trợ từ に、tuy nhiên, trợ từ から có thể được sử dụng thay thế に mà không có bất kì thay đổi nào khác. Sử dụng から thay thế に có thể giúp câu văn rõ ràng hơn, tránh lặp lại trợ từ に.
私は大使からパーティーに招待されました。Tôi được mời đến tham dự bữa tiệc bởi đại sứ.
昨日課長から叱られた。Tôi bị giám đốc trách mắng.
1.11.2. Đứng sau động từ và tính từ để thể hiện nguyên nhân, lý do
1.11.2.1. Thể hiện nguyên nhân, lý do
Lưu ý:
- から có thể được thay thế bởi ので
- Thông thường, から thể hiện lý do chủ quan, ので thể hiện lý do khách quan hơn..
- ので lịch sự, trang trọng hơn から
忙しかったから、私たちは公園へ行きませんでした。Chúng tôi không đến công viên bởi vì quá bận rộn.
そのレストランは安いから、いつも混んでいます。Vì nhà hàng đó không đắt nên lúc nào nó cũng đông đúc.
1.11.2.2. Đặt ở cuối câu để thể hiện sự chỉ trích hoặc cảnh báo đối với người nghe
そんなことばかり言っているとみんなに嫌われるから..... Nếu bạn nói thế thì anh sẽ bị mọi người ghét đó.
勉強しないと試験に合格できないから… Nếu không chịu học thì bạn không thể vượt qua kì thi đâu.
1.12. Trợ từ まで - Made
1.12.1. Thể hiện một giới hạn thời gian cho hanh động hoặc sự kiện (thường sử dụng kèm với から)
この会社の社員は9時から5時まで働きます。Nhân viên của công ty này làm việc từ 9 giờ tới 5 giờ.
このデパートは、土曜日と日曜日は8時までです。Ở cửa hàng, thứ 7 và chủ nhật sẽ mở cửa cho đến 8 giờ.
1.12.2. Thể hiện địa điểm mà hành động xảy ra (thường sử dụng kèm với から)
この飛行機は東京からホノルルまで行きます。Máy bay này đi bay Tokyo đến Honolulu.
ここから京都まで何時間かかりますか。Hết bao lâu để đi từ đây đến Kyoto?
1.12.3. Thể hiện mức độ của một điều kiện bằng cách trích dẫn ví dụ
子供だけでなく大人まで、そのゲームを楽しんだ。Không chỉ trẻ em mà thậm chí người lớn cũng thích chơi game đó.
その日山の上はとても寒くて、夕方には雪まで降ってきた。Đỉnh núi hôm nay rất lạnh, trên đó thậm chí bắt đầu có tuyết rơi vào buổi tối.
1.12.4. Thể hiện mức độ cao, cực kỳ cao
斉藤さんは、あの男の人と結婚できなければ死のうとまで 思いつめたそうです。Saito-san nghĩ đã đến mức định tự tử nếu không thể cưới người đàn ông đó.
その両親は子供の病気が治るなら、全財産を捨ててもいい とまで考えていた。Nếu căn bệnh của đứa bé được chữa khỏi, bố mẹ em đó có thể vứt hết cả gia tài.
1.12.5. Đứng ở cuối câu, thể hiện giới hạn
今日はここまで. Hôm nay chúng ta kết thúc ở đây.
1.13. Trợ từ も - Mo
1.13.1. Thể hiện sự giống nhau giữa hai đối tượng.
これは桜です。これも桜です。Đây là cây hoa anh đào. Đây cũng là cây hoa anh đào.
ポールさんは日本語を勉強しています。ナンシーさんも日本 語を勉強しています。Paul đang học tiếng Nhật. Nancy cũng đang học tiếng Nhật.
1.13.2. Thể hiện những danh từ tương tự, vai trò tương đương nhau
私の会社には、アメリカ人も中国人もいます。Có cả người Mỹ và người Trung Quốc trong công ty của tôi.
花子さんは、すしもてんぷらも好きですよ。Hanako-san thích cả sushi và tempura.
1.13.3. Khi muốn bổ sung thêm thông tin
これは黒ですが、白い靴もありますよ。Chúng là màu đen nhưng chúng ta cũng có những đôi giày trắng.
日本では子供だけでなく、大人もマンガを読んでいます. Ở Nhật Bản, không chỉ trẻ con đọc truyện tranh, người lớn cũng đọc.
1.13.4. Nhấn mạnh hoặc không có nghi ngờ gì liên quan đến vấn đề thời gian hoặc số lượng
あの映画は何度も見ました。Tôi đã xem phim đó không biết bao lần.
このレストランは、いつも混んでいます。Nhà hàng này lúc nào cũng đông.
1.13.5. Chỉ ra sự phủ định hoàn toàn liên quan đến câu hỏi về chất lượng, số lượng
あの部屋には、だれもいませんよ。Không có ai trong phòng đó hết.
1.13.6. Nhấn mạnh số lượng cụ thể
スミスさんは、漢字を5000も知っています. Anh Smith biết tận 5000 chữ Kanji.
そのアパートの家賃は、 1ヶ月90万円あするそうです。Nghe nói tiền thuê phòng tận 900,000 yên một tháng.
1.13.7. Thể hiện số lượng xấp xỉ
1時間もあれば、ホテルから空港へ行けます。Nếu bạn có khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể đi từ khách sạn tới sân bay.
5万円も出せば、いいカメラが買えますよ。Nếu bạn có thể chi khoảng 50,000 yên, bạn sẽ có một chiếc máy ảnh tốt.
Trên đây là 13 trợ từ trong tiếng Nhật, dù chưa phải đầy đủ tất cả nhưng 13 trợ từ này được sử dụng rất nhiều trong tiếng Nhật, đáp ứng đủ nhu cầu cho các bạn học thi và học giao tiếp tiếng Nhật.
2. Mẹo học trợ từ tiếng Nhật
Do sự đa dạng và rắc rối của các trợ từ làm người học lúc nào cũng trong ma trận lựa chọn giữa nhiều đáp án na ná giống nhau. Chính vì thế, người học tiếng Nhật cần trang bị cho mình một kiến thức chắc nền để ít nhất có thể tự tin lấy được điểm những câu hỏi dễ.
Tuy có cơ man là trợ từ, nhưng tiếng Nhật có 5 trợ từ cơ bản và quan trọng nhất là で、に、を、は、が. Đặc biệt phải nhớ chắc cách dùng của 5 trợ từ này nhé!
2.1. Lập bảng tóm tắt và thống kê để dễ học
Để học và nhớ được hết các trợ từ thì không thể trong ngày một, ngày mai. Vì vậy, bạn nên thủ ngay cho mình một cuốn sổ nhỏ thống kê lại hết các trợ từ và cách dùng của nó một cách ngắn gọn nhất. Như thế bạn có thể mang theo bất kỳ chỗ nào và lúc nào cũng có thể đọc qua nhiều lần để nhớ.
Ngoài ra, việc bạn thống kê sẽ giúp người học có cái nhìn toàn diện về cách dùng trợ từ tiếng Nhật cũng như dễ dàng so sánh, phân biệt cách dùng.
2.2. Học trợ từ tiếng Nhật thông qua ví dụ
Trợ từ một một bộ phận của câu và chỉ khi đọc hiểu câu hoặc hiệu được tình huống của câu nói là có thể xác định được đâu là trợ từ đúng. Chính vì thế, muốn hiểu rõ được cách sử dụng trơ từ, bạn nên học trợ từ theo ví dụ là dễ dàng nhất.
Không chỉ đơn thuần là học thuộc lòng ví dụ, người học nên phân tính câu văn và xác định mục đích của trợ từ một lần nữa để có thể nhớ lâu, Dù gặp bất kỳ câu văn, tình huống nào cũng có thể vận dụng linh hoạt được.
3. Cách làm bài tập điền trợ từ tiếng Nhật
Đối với dạng bài tập điền trợ từ vào chỗ trống, điều đầu tiên cần chú ý là hãy nhớ ý nghĩa của trợ từ được liệt kê chi tiết ở phía trên.
Để làm được bài tập trợ từ, đầu tiên bạn cần đọc và dịch nghĩa những từ ngữ được cho ở đề bài. Cố gắng hiểu nghĩa và từ loại của các từ vựng đó. Việc hiểu nghĩa của từng từ và dự đoán ý nghĩa của cả câu sẽ giúp việc điền trợ từ chính xác lên tới 70%. Tuy nhiên, nếu không biết nghĩa của từ mới trong đề bài thì hãy xem xét từ đó là từ loại gì (danh từ, động từ hay tính từ) hoặc vai trò gì trong câu (chủ ngữ, trạng từ, từ chỉ thời gian, địa điểm)... thì cũng có thể phán đoán trạng từ chính xác.
Cách hay nhất để bạn làm quen với dạng bài này chính là làm nhiều các dạng bài tập liên quan đến trợ từ tiếng Nhật. Đầu tiên, bạn nên hoàn thành hết tất cả các dạng bài trong sách bài tập Minna đi kèm với giáo trình. Ở đây sau mỗi bài học sẽ cố phần bài tập với đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết nên trước khi mở rộng thực hành qua các sách luyện thi năng lực Nhật ngữ, kênh Youtube hoặc website học tiếng Nhật. Ưu điểm của các dạng bài tập trong giáo trình là sát với dạng của đề thi nên bạn đừng vội bỏ qua.
Những bẫy thường gặp trong dạng bài điền trợ từ
Trong khi làm bài, chắc chắn không dễ dàng gì khi người ra đề cố tình đánh đố bạn bằng một số "bẫy". Kosei sẽ bật mí cho bạn một vài bẫy thường gặp trong dạng bài điền trợ từ
- Nhầm vị trí đứng của danh từ, động từ và trợ từ
- Nhầm lẫn giữa các cách dùng của các trợ từ khác nhau, như là De - Kara, De - Ni
- Áp lực thời gian, vội vàng mà không đọc hết các mệnh đề trong câu để xem xét mối quan hệ giữa các vế trong câu
4. Bài tập trợ từ tiếng Nhật có đáp án
"Trăm hay không bằng tay quen"! Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei làm thử một số bài tập điền trợ từ cho trình độ sơ cấp dưới đây nhé!
Bài 1: Điền trợ từ は hoặc が
1. ブラウンさん____弁護士です。
2. 公園____あります。子供____遊んでいます。
3. 鳥____います。鳥____きれいです。
4. あの階段____使わないでください。
5. 土曜日____だれ____来ますか。小田さん____来ます。
6. どの人____和田さんですか。あの人____和田さんです。
7. 学生____きました。学生____スミスさんです。
8. どの映画____おもしろいですか。
9. 明日____働きません。
10. いいえ、和田さん____医者ではありません。山田さん____医者です。
Bài 2: Điền trợ từ thích hợp
A. Điền trợ từ は、が、に vào chỗ trống
1. あの角____花屋____あります。
2. 公園____鳥____います。
3. 部屋____だれ____いますか。学生____います。
4. その本屋____どこ____ありますか。神田____あります。
5. 会議室____人____います。
6. あそこ____何____ありますか。机____あります。
B. Điền trợ từ thích hợp
1. 机____下____何____ありますか。
2. 田中さん___どこ___いますか。二階___部屋___います。
3. これ___あなた___辞書ですか。いいえ、和田さん___です。
4. 銀行___あのビル___後ろ___あります。
5. 公園___池___魚___います。
6. 山田さん___かさ___どれですか。
7. この本___やさしいです。その本___むずかしいです。
8. この方___私たち___日本語___先生です。
9. 小田さん___明日___働きません。
10. 学校___前___公園___子ども___います。
11. 映画___雑誌___机___上___ありません。
12. 本屋___右___銀行___ある。左___花屋___ある。
Bài 3:
A. Điền trợ từ に hoặc dấu X (vị trí không cần trợ từ)
1. あなたは明日___何時___行きますか。
2. 彼女は去年の夏___けっこんした。
3. 小田さんはいつ___来ますか。来週の月曜日___来ます。
4. 昨日___一時間___働きました。
5. 朝___何時___起きますか。
6. 一周間___二度___漢字のクイズがある。
7. トムは夏___一日おき___泳ぎます。
B. Điền trợ từ thích hợp
1. 山田さん___どこ___行きましたか。
2. 明日___銀座___レストラン___行きましょう。
3. 土曜日___辞書___買いました。
4. 何___読んでいますか。日本語___新聞___読んでいます。
5. その手紙___昨日___書きました。
6. 小田さん___テニス___します。ゴルフ___しません。
7. 何時___朝ごはん___食べますか。八時___食べます。
8. 学校___本屋___行った。神田___本屋___行かなかった。
9. 新宿___行くバス___十分おき___出ます。
10. 田中先生___プレゼント___先週____買いました。
Bài 4: Điền trợ từ thích hợp hoặc dấu X (vị trí không cần trợ từ) vào chỗ trống
1. 映画___雑誌___新聞___買いました。
2. はこ___中___りんご___オレンジ___があります。
3. 部長___山田さんは会議室___います。
4. トム___ジムは去年の六月___日本___来ました。
5. ジムは一週間___二度___すし___てんぷら___食べます。
6. 夏___海___山____行きます。
7. 歴史___本___ドイツ語___辞書___はつくえ___上___あります。
8. 私___会社___前___レストラン___は花屋があります。
9. 日本___地理___歴史___勉強しています。
10. 土曜日___日曜日___図書館___行きます。
11. 今日___明日___忙しいです。来週___来てください。
12. 絵___彫刻___見ましたか。絵___見ました。彫刻___みませんでした。
Bài 5
A. Điền trợ từ とhoặcもvào chỗ trống
1. あね___いもうと___東京にいます。
2. トム___ジムは日本語を勉強しています。
3. 和田さんはワイン___酒___飲みません。
4. 本___雑誌___新聞を買いました。
5. 山田さん___和田さん___田中さんが来ました。
6. ここには時計屋___薬局___ありません。
7. スミスさんはドイツ語___フランス語___話します。
B. Điền trợ từ thích hợp vào chỗ trống
1. 私___友だち___学校___先生です。
2. あの男___人は医者ではない。あの女___人___医者ではない。
3. あそこ___花屋___あります。駅___中___あります。
4. その時計屋はこのビル___中___前___ありません。
5. 去年の八月___海___行った。山___行った。
6. このレストラン___高く___安く___ない。
7. 昨日ボストン___友だち___手紙___書いた。
8. 先生は学生___写真___見せています。
9. 姉は一週間___二度アメリカ人の子ども___日本語___教えます。
10. 小田さん___山田さん___電話しました。
11. そのこと___父___話した。母___話さなかった。
Đừng vội xem đáp án trước khi hoàn thành tất cả các câu hỏi trên nhé!
Đáp án bài tập điền trợ từ tiếng Nhật
Bài 1:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
は |
が、が |
が、は |
は |
は、が、が |
が、が |
が、は |
が |
は |
は、が |
Bài 2:
A.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
に、が |
に、が |
に、が、が |
は、に、に |
に、が |
に、が、が |
B.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
の、に、が |
は、に、の、に |
は、の、の |
は、の、に |
の、に、が |
の、は |
は、は |
が、の、の |
は、は |
の、の、に、が |
の、は、の、には |
の、に/は、が、には、が |
Bài 3
A.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
X,に |
X/n |
X,に |
X,X |
X,に |
に、X |
X/に、に |
B.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
は、へ |
X,の、へ |
に、を |
を、の、を |
は、X |
は、は、は |
に、を、に |
の、 へは、の、 へは |
へ、は、に |
への、は、X |
Bài 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
の、と、を |
の、に、や、など |
と、に |
と、に、へ |
に、X,や、 を/など |
X/に、や、へ |
の、や、の、など、の、に |
の、の、に、や |
の、と、を |
と、に、へ |
と、は、X |
や、を/など、は、は |
Bài 5
A.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
も、も |
と |
も、も |
と、と |
と、と |
も、も |
も、も |
B.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
の、も、の |
の、の、も |
に、が、の、にも |
の、 にも、にも |
に、へ、へ、も |
は、も、も |
の、に、を |
に、を |
に、に、を |
にも、にも |
は、 に/は、には |
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trợ từ tiếng Nhật và giành được nhiều điểm nhất có thể trong bài thi JLPT sắp tới!
Đừng quên củng cố thêm nhiều nội dung hữu ích về tiếng Nhật dưới đây nhé!
>>> Hướng dẫn đầy đủ chi tiết về cách sử dụng trợ từ が - kèm ví dụ
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen
Học ngữ pháp ở trình độ N1 của kỳ thi JLPT là một thử thách đầy khó khăn nhưng cũng vô cùng đáng giá. Trình độ này không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn cần hiểu rõ cách chúng được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế. Để đạt được thành công, bạn có thể áp dụng các cách học ngữ pháp trình độ N1 sau đây, kết hợp sự kiên trì và tinh thần học tập không ngừng nghỉ.
hiennguyen
Do gần đây xuất hiện nhiều trường hợp bị lộ thông tin cá nhân nên BTC Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) đã không công bố danh sách số báo danh, phòng thi như mọi năm. Thay vào đó các bạn có thể tra SBD và phòng thi qua đường link website. Để biết đường link đó là gì thì hãy đọc trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
hiennguyen
Tự học tiếng Nhật N5 nhưng mãi vẫn không tiến bộ, kiến thức tiếp nhận ít? Nghe người này, người kia chia sẻ tài liệu nào cũng học theo nhưng chỉ được vài hôm lại chán vì thấy không hiệu quả? Không tìm được phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân? Vậy thì hãy để Kosei trả lời cho bạn câu hỏi Học tiếng Nhật N5 Online có giúp bạn ôn thi JLPT tốt như Offline không? trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Chỉ còn 2 tuần nữa là kỳ thi JLPT T12/2024 sẽ đến. Thông tin về thời gian phát hành giấy báo dự thi JLPT dưới đây sẽ giúp ích cho bạn kiểm tra thông tin và sẵn sàng chinh chiến JLPT này! Cùng theo dõi chi tiết bài viết của Kosei đây nhé!
hiennguyen