Cách dùng trợ từ "が" trong tiếng Nhật
Đến với bài hôm nay, các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu " Cách dùng trợ từ "が" trong tiếng Nhật " nhé.Các trợ từ thường được nói đến trong tiếng Nhật là て、に、を、は、が. Nếu ta nói đến bộ khung chính trong câu văn tiếng Nhật thì các trợ từ như て、に、を、は、が chính là phần liên kết các bộ khung đó. Và mỗi trợ từ có cách sử dụng khác nhau.
Cách dùng trợ từ "が" trong tiếng Nhật

I. Biểu hiện chủ ngữ trong câu 1. Trong câu nghi vấn o Ai sẽ đi? だれがいきますか? Tôi sẽ đi 私がいきます。 o Khi nào thì được いつがいいですか? o Ngày mai thì được 明日がいいです。 o Cái nào là từ điển của bạn? どれがあなたの辞書ですか? o Cái này là từ điển của tôi これが私の辞書です。
2. Trong câu văn chỉ sự tồn tại thì nó biểu hiện sự tồn tại của con người, vật, sự việc – Có ai ở trong phòng học? 教室に誰がいましたか – Có bạn Tanaka 田中さんがいました。
– Có cái gì ở trên bàn? 机の上に何がありますか? – Quyển sách ở trên bàn 本があります。 – Có hẹn với bạn 友達と約束がある。
3. Trong câu văn có tính từ hoặc trong câu so sánh • Giao thông của Nhật Bản thuận tiện 日本は交通が便利です。 • Tokyo và Seoul thì nơi nào lạnh hơn? 「東京とソウルと、どちらが寒いですか」 • Seoul lạnh hơn ソウルの方が寒いです。 • Ai là người cao nhất trong lớp? クラスで誰が一番背が高いですか? • Tanaka là người cao nhất lớp 田中さんが一番背が高いです。
4. Chủ ngữ trong câu văn tha động từ hoặc chỉ hiện tượng – Hoa anh đào đã nở rồi 桜の花が咲きました。 – Trời đang mưa 雨が降っています。 – Tuần trước, đã có tai nạn giao thông ở chỗ này 先週、ここで交通事故がありました。
5. Chủ ngữ trong câu mang tính chất phụ thuộc Câu dan h từ: o Cái này là bức ảnh mà tôi đã chụp これは私が撮った写真です。 o Câu chỉ khi: Ba tôi mất khi tôi còn là học sinh tiểu học năm thứ hai 私が小学二年生だったとき、父は死にました。 o Câu chỉ lý do: Tôi không tham gia đi du lịch được vì công việc quá bận rộn 仕事が忙しいので、私は旅行に参加できません。 o Câu chỉ điều kiện:Hãy trao cái này cho Tanaka nếu anh ấy đến 田中さんがきたら、これを渡してください。
6. Trong câu văn biểu hiện trạng thái: • Chìa khóa đang được treo ở cửa ドアに鍵がかかっている。 • Cảnh sát đang đứng ở cửa vào 入り口に警察が立っています。 • Viết trước chữ lên tấm bảng đen 黒板に字が書いてあります。 • Hoa được trang trí trước trong nhà 部屋に花が飾ってあります
II.Biểu hiện đối tượng 1. Biểu hiện cảm xúc, tâm trạng …của đối tượng trong câu tính từ o Bạn nấu ăn giỏi thật đấy あなたは料理が上手ですね。 o Tôi thích thể thao 私はスポーツが好きです。 o Anh ấy giỏi tiếng Anh 彼は英語が得意です。
2. Biểu hiện đối tượng trong câu văn thể hiện sự mong muốn – Tôi muốn có một cái máy tính 私はパソコンが欲しいです。 – Tôi muốn uống nước 私は水が飲みたいです。 – Hôm nay tôi muốn ăn thịt nướng 今日は焼き肉が食べたいですね。
3. Biểu hiện đối tượng trong câu văn thể hiện khả năng • Bạn có hiểu tiếng Hàn Quốc không? あなたは韓国語がわかりますか? • Bạn có thể lái xe không? あなたは車の運転ができますか? • Tôi có thể nói được tiếng Trung Quốc 私は中国語が話せます。 III.Trợ từ kết nối
1. Sử dụng khi muốn diễn đạt ý ngược nhau o Cô ấy xinh nhưng tính cách thì lạnh lùng 彼女は美人だが、性格が冷たい。 o Đã uống thuốc rồi nhưng nhiệt độ vẫn không giảm: 薬を飲みましたが熱があがれません。 o Không muốn đi nhưng vẫn phải đi 行きたくないが行かなければならない。
2. Sử dụng khi kết nối câu văn với bộ phận trước đó – Xin lỗi, ở gần đây có nhà vệ sinh nào không? すみまぜんが、近くにトレイはありませんか? – Về cuộc nói chuyện trước đây nhưng không biết giờ đã thế nào rồi? この前の話ですが、どうなりましたか? – Tôi chọn cà phê còn bạn thì sao? 僕はコーヒーにしますが、あなたは?
3. Liên quan đến tha động từ thì を biểu hiện mục đích, chủ thể của hành động • Tôi đang học tiếng Nhật 私は日本語を勉強しています。 • Bạn đã ăn cơm chưa? もう食べましたか? • Gọi Tanaka lại đây. 田中さんを呼んでください。
4. Được sử dụng trong khi biểu hiện sự vận động Thể hiện nơi được rời ra o Xuống tàu 電車を降りる。 o Hàng ngày, 7 giờ sáng ra khỏi nhà 毎日、7時家を出ます。 o Bạn,anh,chị đã tốt nghiệp đại học từ khi nào? 大学を卒業したのはいつですか?
5. Biểu hiện nơi được trải qua – Chim bay trên trời 鳥は空を飛びます。 – Hãy rẽ phải ở chỗ tín hiệu đèn giao thông 信号のところを右へ曲がってください。 – Mỗi sáng tôi đều đi dạo quanh khu vực công viên. 毎朝、私は近くの公園を散歩します。
6. Thể hiện khoảng thời gian trôi qua • Tôi đã trải qua kỳ nghỉ hè ở Mỹ 夏休みをアメリカで過ごしました。 • Nơi đây chính là ngôi nhà mà tôi đã trải qua thời niên thiếu. ここは私が少年時代を送った懐かしい家です。 • Tác phẩm này đã được viết ra sau nhiều năm. 長い年月を経て、この作品を書き上げた。
IV. Được dùng trong câu văn sai khiến của tha động từ. o Anh ta nói đùa khiến mọi người đều cười. 彼は冗談を言って、みんなを笑わせた。 o Tốt nhất là hãy cho trẻ con đi ngủ sớm. 早く子供を寝させたほうがいいですよ。 o Giám đốc đã bắt nhân viên làm việc rất muộn 社長は遅くまで社員を働かせた。
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu:
>>> Quy tắc biến âm trong tiếng Nhật

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen