Trải nghiệm những điều thú vị trong cổng Torii ở Nhật Bản
Cổng Torii ở Nhật Bản là biểu tượng đặc trưng của xứ sở phù tang. Vẻ đẹp của cổng Torii vô cùng cuốn hút, nghệ thuật và mang nặng dấu ấn thời gian. Cổng Torii có ý nghĩa rất lớn lao tới văn hóa của người Nhật, đặc biệt là tâm linh. Cùng Kosei tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về tên gọi và nguồn gốc của cổng Torii
Tên gọi
Cổng Torii là tên gọi để chỉ những cánh cổng xây dựng ở các lối, dọc các con đường tại các đền chùa của Nhật Bản. Đây là những cánh cổng được biết tới là cánh cổng trời, mang ý nghĩa dẫn lối, chuyển tiếp giữa vùng đất trền thế và vùng đất linh thiêng của thánh thần. Ở trong tiếng Nhật thì torii có nghĩa là Điểu cư – tức nơi trú ngụ của các loài chim, gắn với sự tích về nữ thần mặt trời Amaterasu Thần đạo, phần lớn người dân Nhật là thờ thần.
Nguồn gốc
Dựa vào thần thoại xưa, nữ thần Amaterasu vì giận em trai mình – vị thần bão tố Susanoo-no-Mikoto khi trong một cơn say, em trai đã giết hết tất cả các gia súc, phá mùa màng, kênh nương và các hoa màu, giết cả người hầu gái sau đó ẩn mình trong hang đá Amanoiwato. Sự kiện này đã khiến cho thế gian chìm vào cảnh tối tăm, không có ánh sáng mặt trời. Để nhằm chấm dứt cảnh này, các vị thần đã dùng các cây gỗ được bào sắc sảo, sau đó đặt những con gà trống tốt nhất lên để chúng gáy để mang tới hy vọng, khiến cho thần Amaterasu ra khỏi hang đá.
Ý nghĩa của cổng Torii ở Nhật Bản
Cổng Torii Nhật Bản mang ý nghĩa trong các đền thờ thần đạo sâu sắc. Đây chính là lối đi vào những nơi linh thiêng, là con đường viếng thăm thần linh của mọi người. Vì vậy, trước khi bước vào cổng torii thì mọi người sẽ phải rửa tay sạch sẽ, ngậm nước trong miệng nhằm giữ thân thanh sạch để tiếp cận với đấng thần linh.
Thường thì mọi người nghĩ rằng cần phải thật sạch sẽ mới được vào đền thờ và cầu nguyện. Hơn thế nữa, sự thanh sạch trong lời nói, đi đứng cũng chính là cách thể hiện sự tôn kính với các vị thần. Như vậy thì lời nguyện ước với các thần mới linh nghiệm.
Cấu tạo cổng trời Torii của Nhật Bản có gì đặc biệt?
Cấu tạo của cổng trời torii gồm có 2 cột là Hashira và Kasagi cùng với 2 thanh ngang cột sát nhau nằm ở trên đỉnh có tên lần lượt là Kasaghi và Shimaghi. Ở phía dưới thanh ngang là 1 thanh ngang khác tên là Nuki. Hiện nay, tại Nhật Bản thì có hơn 20 phong cách cổng trời Torii khác nhau. Tùy từng địa danh thì người dân ở đó sẽ thiết kế cổng trời Torii theo kiến trúc mà họ muốn dựa trên cấu trúc cơ bản.
Cổng trời Torii được làm từ nguyên liệu đá hoặc gỗ, bên ngoài được sơn màu đỏ. Hai chân trụ và thanh ngang trên cùng sơn màu đen.
Những cổng Torii nổi tiếng ở Nhật Bản
Đền thờ Ise-jingu - Điện trong Naiku tại Mie
Ise-jingu có 125 đền thờ lớn nhỏ. Ở đây phần lớn các cổng torii được làm bằng đỗ chạm khắc chữ tinh xảo. Các cổng trời tại đây có kích thước khá lớn.
Đền thờ Motonosumi Inari tại Yamaguchi
Ở đây có hơn 100 cổng trời màu đỏ nối tiếp nhau dài 100m. Nhìn từ xa, ai ai cũng phải ấn tượng bởi hàng cổng Torii màu đỏ lộng lẫy giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đây cũng là một trong những cổng trời đẹp nhất tại Nhật.
Đền thờ Fushimi-Inari-taisha Kyoto
Kyoto nổi tiếng với hơn 1000 chiếc cổng trời. Nhiều nhất là đền thờ Fushimi – Inari-taisha. Ngôi đền linh ứng này là địa điểm cầu nguyện của các doanh nhân, cầu kinh doanh thành công.
Đền Sueyama tại Saga
Là một ngôi đền hiếm hoi có cổng trời torii được làm bằng chất liệu đá, Sueyama ở thị trấn Arita chuyên làm gốm mang đến cho người xem một cảm giác linh thiêng giữa cảnh núi rừng bao quanh hùng vĩ.
Đền Itsukushima-jinja tại Hiroshima
Được biết tới là một trong những ngôi đền linh ứng nhất tại xứ phù tang, Itsukushima mang tới cho người chiêm ngưỡng cảm nhận đây chính là cổng trời. Cổng đẹp nhất mỗi khi thủy triều lên, cổng trời nằm giữa mênh mông biển cả y như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ.
Hy vọng những chia sẻ của trung tâm tiếng Nhật Kosei về các cánh cổng Torii Nhật Bản hôm nay đã cho bạn có cái nhìn tổng quát về một nét văn hóa tâm linh độc đáo của người dân xứ phù tang.
Tin liên quan:
>>> Lịch sử bề thế của ngôi đền thờ Kasuga taisha niên đại hàng ngàn năm
>>> Cảnh đẹp mê hồn của đền thờ nổi tiếng ở Tokyo bậc nhất - Meiji Jingu
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen