"Trường âm trong tiếng Nhật đóng góp vài trò vô cùng quan trọng tạo nên sự phong phú cho tiếng Nhật" Có đúng vậy hay không? Cùng Kosei tìm hiểu nhé!!
MỤC LỤC
1. Trường âm - Đúng như cái tên của chúng
2. Vai trò của trường âm trong tiếng Nhật
3. Quy tắc trường âm, nhìn là ra ngay!
4. Trường âm viết như thế nào?
Trường âm trong tiếng Nhật, Bạn có biết???
Với một người học tiếng Nhật, dù bạn mới ở mức mới bắt đầu, thì hẳn là bạn cũng nghe đến các Âm Kunyomi, Âm Onyomi, Âm ngắt… các thể loại rồi nhỉ. Vậy còn trường âm là gì? Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé!
1. Trường âm - Đúng như cái tên của chúng
Hãy bắt đầu từ cái tên “Trường âm” để tìm hiểu về loại âm này nhé!
“Trường” theo âm Hán Việt có nghĩa là dài, kéo dài. Vậy “Trường âm” chính là những âm tiết kéo dài với độ dài tương đương với 2 âm tiết. Khi nghe nó giống như là bạn đang ê a kéo dài khi đọc một chữ cái vậy. (giống như các bé học đọc ý nhở)
Tuy nhiên, khi phát âm Trường âm cũng nhiều cách phát âm nhấn nhá riêng biệt góp phần thể hiện ý nghĩa của lời nói.
Năm nguyên âm cơ bản của tiếng Nhật là あ い う え お là những “đại biểu” có trường âm. Đằng sau mỗi nguyên âm này có thể là chữ cái đó tương ứng như おばあちゃん、いいえ,,,
Tuy nhiên, cũng có trường hợp trường âm của nguyên âm này là một âm khác như こうこう、せんせい.
Nói tóm lại, Trường âm là những nguyên âm kéo dài 2 âm tiết của năm nguyên âm あ い う え お và có nhiều cách nhấn nhá giúp phần thể hiện thêm ý nghĩa của câu nói.
2. Vai trò của trường âm trong tiếng Nhật
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể kết luận rằng “trường âm chính là một bộ phận cấu tạo nên từ”. Chúng kết hợp với các nguyên âm và các chữ cái tạo nên những từ vựng mới mang ý nghĩa mới.
Bạn có thể thấy qua các ví dụ dưới đây:
Nếu không có trường âm, chắc hẳn các bạn sẽ không thể nào phân biệt được từ nào với từ nào. Và đây chính là vai trò vô cùng quan trọng của trường âm.
Bởi chỉ cần người đọc phát âm thiếu một quãng tương đương với một âm tiết thôi thì đã nói sai sang một từ khác rồi. Cũng bởi sự cẩn trọng và tỉ mỉ cần phải có khi học trường âm này mà trong bài thi Đánh giá năng lực tiếng Nhật JLPT có rất nhiều câu hỏi về cách phát âm của Kanji. Chính vì vậy khi học tiếng Nhật bạn nên để ý kỹ phần trường âm này nhé!
Quả không ngoa khi nói trường âm có vai trò tạo nên sự phong phú cho tiếng Nhật.
Tham khảo:
>>> Tất tần tật về tự học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản tại nhà
3. Quy tắc trường âm, nhìn là ra ngay!!!
Như đã nói ở trên thì trường âm là của 5 âm tiết あ い う え お nên sẽ có đến 5 trường hợp phân biệt để nhận biết cũng như học cách viết.
3.1. Trường âm của nguyên âm あ
Đây là một trường hợp rất dễ nhìn ra. Cứ từ nào mà có âm あ ở ngay đằng sau chữ cái thuộc cột 「あ」thì đó chính là trường âm.
Ví dụ: おかあさん (mẹ)、おばあさん (bà)、まあまあ (tàm tạm).
Đối với trường âm あ thì hầu như phát âm thanh bằng, không có lên giọng, xuống giọng nhiều và điều bạn cần lưu ý khi phát âm trường âm này là nhớ kéo dài phát âm chữ cái trước trường âm あ với độ dài 2 âm tiết nhé!
3.2. Trường âm của nguyên âm い
Đối với các chữ cái đứng hàng い thì trường âm theo sau đó cũng chính là い luôn. Chắc hẳn không có điều gì quá khó để nhận biết đâu.
Điển hình như いいえ vẫn hay dùng để từ chối. Hay おじいさん Có nghĩa là ông.
3.3. Trường âm của nguyên âm う
Có lẽ đây sẽ là trường âm gặp nhiều nhất trong thời gian học tiếng Nhật của bạn. Và đôi khi nhập nhằng chút sang trọng âm. Nhưng cũng đừng lo lắng vì dù sao đa số giữa chúng cũng có sự khác biệt rõ ràng khi nắm chắc phát âm.
Trường âm của nguyên âm う đứng đằng sau sẽ là う và phát âm bằng, không nhấn nhá.
Ví dụ như ゆうき - Dũng khí.
ぎゅうにゅう - Sữa bò.
くうき - Không khí.
3.4. Trường âm của nguyên âm え
Đối với nguyên âm え có hai cách thể hiện trường âm là chữ え hoặc chữ い đứng phía sau. Thường thì chúng ta sẽ bắt gặp trường hợp có chữ い nhiều hơn. Trường âm có chữ え thường là những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: ええ - Vâng, ねえ- Này,
おねえさん - Chị gái
<> Còn trường hợp trường âm え có chữ cái い như
芸能 (げいの) - Nghệ thuật
せんせい - Thầy giáo
3.5. Trường âm của nguyên âm お
Cũng giống với trường âm của nguyên âm え, trường âm của nguyên âm お cũng có hai cách thể hiện.
- Thứ nhất, trường âm của nguyên âm お có chữ お đứng đằng sau. Tuy nhiên, những trường hợp này không có nhiều nên rất dễ nhớ.
Ví dụ:
大きい - おおきい - Lớn.
遠い - とおい - Xa.
多い - おおい - Nhiều.
- Thứ hai, trường âm của nguyên âm お có chữ う đứng đằng sau. Trường hợp này thường gặp trong rất nhiều từ vựng và thường là thuộc âm On. Chẳng hạn như:
高校 - こうこう - trường cấp 3.
少年 - しょうねん - Thiếu niên.
能力 - のうりょく - Năng lực.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
>>> Vì sao phải có sổ tay từ vựng tiếng Nhật?
>>> Quy tắc chuyển âm Hán tự tiếng Nhật
>>> Âm ngắt trong tiếng Nhật là gì? Đóng vai trò như thế nào?
4. Trường âm viết như thế nào???
Ở trên, chúng ta đã học được quy tắc trường âm với 5 nguyên âm cơ bản của bảng chữ cái Hiragana rồi. Từ đó chúng ta có thể nhìn và nhận biết ngay ra trường âm để phát âm một cách chính xác nhất.
Còn cách viết tiếng Nhật có hai bảng chữ cái nên Trường âm có đến 2 cách thể hiện riêng biệt cho từng dạng chữ nhé!
4.1. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Hiragana
Dựa vào quy tắc ở phần 2 chúng ta cũng hình dung ra được cách viết trường âm như thế nào. Đằng sau mỗi chữ cái thuộc hàng nguyên âm あ, い, う, え, お sẽ là trường âm tương ứng theo quy tắc nhất định.
Về mặt hình thức, trường âm được viết giống hệt như các nguyên âm và chữ cái khác trong từ bởi dù sao thì nó cũng có độ dài phát âm như một âm tiết.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có những chữ あ, い, う, え, お được viết khá nhỏ bên cạnh các chữ cái thuộc các cột tương ứng như さぁしい、スゥ cũng được coi là trường âm.
Ví dụ:
Kanji |
Hiragana |
Romaji |
Tiếng Việt |
平気 |
へい き |
he i ki |
Hòa khí |
空港 |
くう こう |
ku u ko u |
Máy bay |
東京 |
とう きょう |
to u kyo u |
Tokyo |
遠い |
とお い |
to o i |
Xa |
多い |
おお い |
o o i |
Nhiều |
能力 |
のうりょく |
no u ryo u ku |
Năng lực |
晴れるでしょう |
はれるで しょう |
ha re ru de sho u |
Có lẽ trời sẽ nắng |
お兄さん |
お にい さん |
o ni i sa n |
Anh trai |
英語 |
えい ご |
e i go |
Tiếng anh |
ええ |
ええ |
e e |
Vâng |
4.2. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Katakana
Nếu được viết bằng Hiragana là biểu thị hẳn một chữ cái tương ứng, thì Katakana lại là một dầu “ー” Ngạch ngang. Những trường âm trong những từ vựng được viết bằng Katakana - loại chữ dùng để viết chữ nước ngoài, đều dựa và phát âm từ vựng đó “của người nhật” để thể hiện. Nên với những từ vựng như này, bạn cần phải nhớ trường âm của chúng đấy!
Ví dụ:
フリー: Free.
カード : Xe đẩy hàng.
カロリー: Ga.
タクシー: Taxi.
Katakana |
Romaji |
Tiếng Việt |
コーヒー |
Ko – hi – |
Cà phê |
コンピューター |
Kon pyu – ta – |
Máy tính |
タクシー |
Ta ku shi – |
Xe taxi |
4.3. Cách thể hiện trường âm khi viết bằng chữ Romaji
Như trong bài viết Romaji là gì? Cách học tiếng Nhật Romaji dễ nhớ nhất!
Chữ Romaji có rất nhiều hệ chữ với sự khác biệt nho nhỏ trong cách thể hiện phát âm tiếng Nhật. Đặc biệt nhất là cách thể hiện trường âm. Nhưng phổ biến nhất là 2 cách viết:
-
Thể hiện đúng theo số lượng âm tiết của một từ vựng. Chữ thể hiện trường âm sẽ được viết rõ thành romaji: おじいさん - Ojiisan, おねえさん - Oneesan.
-
Thể hiện trường âm bằng cách thêm dấu mũ hoặc dấu huyền vào âm あ, い, う, え, お tương ứng và chữ cái có vị trí ở trước trường âm: おじいさん - Ojīsan, おねえさん - Onēsan/Onêsan.
Ví dụ:
先生 – せんせい – Sensei ( Giáo viên).
動物 – どうぶつ – Dōbutu (Động vật).
空気 – くうき – kūki (Không khí).
4.4. Một số cặp trường âm và không có trường âm dễ nhầm
おばさん obasan : cô, dì – おばあさん obaasan – obāsan : bà.
おじさん ojisan : chú, bác – おじいさん ojiisan – ojīsan : ông.
ゆき yuki : tuyết – ゆうき yuuki – yūki : dũng cảm, dũng khí.
え e : bức tranh – ええ ee : vâng.
とる toru : chụp – とおる tooru – tōru : đi qua.
ここ koko : ở đây – こうこう koukou – kōkō : trường phổ thông.
Khám phá từ vựng đo lường trong tiếng Nhật tại đây: >>> Tất tần tật từ vựng tiếng Nhật về đo lường
5. Cách ghi nhớ trường âm trong tiếng Nhật dễ dàng hơn
Phát âm sai hoặc nhầm lẫn những từ có trường âm và không có trường âm với nhau thì thật tệ đúng không nào? Nếu có đôi khi bạn còn băn khoăn “Không biết từ này có trường âm không nhỉ?” thì hãy tham khảo qua mẹo nhớ trường âm trong tiếng Nhật bằng Âm Hán Việt sau đây nhé!
* Các âm Hán Việt có đuôi là NH, NG, P thường sẽ có trường âm:
TIÊN SINH 先生 ⇒ せんせい: Giáo viên.
MIỄN CƯỜNG 勉強 ⇒ べんきょう: Việc học.
HỢP CÁCH 合格 ⇒ ごうかく: Đỗ đạt.
* Các âm Hán Việt có tận cùng là 2 nguyên âm (a, i, u, e, o) ghép với nhau thường sẽ có trường âm:
HỌC HIỆU 学校 ⇒ がっこう: Trường học.
TẢO TRỪ 掃除 ⇒ そうじ: Dọn dẹp.
ƯU TÚ 優秀 ⇒ ゆうしゅう: Xuất sắc.
* Âm Hán Việt có từ 4 chữ cái trở lên thường là âm dài có trường âm:
THỰC ĐƯỜNG 食堂 ⇒ しょくどう: Nhà ăn.
CÔNG TRƯỜNG 工場 ⇒ こうじょう: Công trường.
* Âm Hán Việt có 3 chữ cái trở xuống thường là âm ngắn không có trường âm:
NỖ LỰC 努力 ⇒ どりょく: Nỗ lực.
PHỔ THÔNG 普通 ⇒ ふつう: Thông thường.
6. Sự nhấn nhá trường âm - Cách thể hiện cảm xúc người nói
Viết tiếng Nhật và nói tiếng Nhật, dù là cùng một ngôn ngữ đấy, nhưng chẳng phải là rất nhiều lần bạn nhận thấy các những sự khác biệt. Kiểu như dùng cái này hợp với văn viết, dùng cái kia hợp với văn nói hơn… Và trường âm cũng không chỉ là viết và cả trong văn nói, nó cũng được sử dụng rất tích cực.
Khi chúng ta xem phim chắc chắn sẽ gặp rất nhiều những từ như すごうく (Thích), ひろうい (rộng), hoặc như すごーく, ひろーい. Hầu như không có quy tắc gì được áp dụng trong những trường hợp này cả. Người nó có thể dùng cách nào cũng được để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình cho đối phương
Với những kiểu trường âm thế này, có thể nói rằng người nói thích dùng như thế nào thì dùng. Dù sao thì ngôn ngữ cũng là để người nói sử dụng mà!!!
-----
Trên đây là trường âm trong tiếng Nhật mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị của Trung tâm tiếng Nhật Kosei về tiếng Nhật:
>>> Bật mí phương pháp học từ vựng tiếng Nhật qua hình ảnh
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen
Học ngữ pháp ở trình độ N1 của kỳ thi JLPT là một thử thách đầy khó khăn nhưng cũng vô cùng đáng giá. Trình độ này không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn cần hiểu rõ cách chúng được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế. Để đạt được thành công, bạn có thể áp dụng các cách học ngữ pháp trình độ N1 sau đây, kết hợp sự kiên trì và tinh thần học tập không ngừng nghỉ.
hiennguyen
Do gần đây xuất hiện nhiều trường hợp bị lộ thông tin cá nhân nên BTC Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) đã không công bố danh sách số báo danh, phòng thi như mọi năm. Thay vào đó các bạn có thể tra SBD và phòng thi qua đường link website. Để biết đường link đó là gì thì hãy đọc trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
hiennguyen
Tự học tiếng Nhật N5 nhưng mãi vẫn không tiến bộ, kiến thức tiếp nhận ít? Nghe người này, người kia chia sẻ tài liệu nào cũng học theo nhưng chỉ được vài hôm lại chán vì thấy không hiệu quả? Không tìm được phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân? Vậy thì hãy để Kosei trả lời cho bạn câu hỏi Học tiếng Nhật N5 Online có giúp bạn ôn thi JLPT tốt như Offline không? trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Chỉ còn 2 tuần nữa là kỳ thi JLPT T12/2024 sẽ đến. Thông tin về thời gian phát hành giấy báo dự thi JLPT dưới đây sẽ giúp ích cho bạn kiểm tra thông tin và sẵn sàng chinh chiến JLPT này! Cùng theo dõi chi tiết bài viết của Kosei đây nhé!
hiennguyen