Truyền Thuyết Ra Đời Của Con Gàvà Đánh Giá Tuổi Dậu Ở Người Nhật
Cùng bắt đầu với Kosei tìm hiểu tuổi Dậu ở người Nhật nào! Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu đến những linh vật cuối cùng trong 12 con giáp rồi. Hôm nay là loài linh vật thứ 10 – Con gà nha!
Truyền thuyết ra đời của loài vật nhà nuôi – con gà,
Nhật Bản đánh giá gì về người tuổi Dậu
Truyền thuyết về loài gà
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng sinh sống, người chồng tên là Hải Sinh, người vợ tên là Quỳnh Hoa, cuộc sống của hai vợ chồng Hải Sinh rất đầm ấm và hạnh phúc.
Nhưng vào một ngày mùa thu, có một con vật từ đâu bay tới, tựa như chim, nhưng cũng không phải là chim, so với lừa còn lớn hơn, cổ thì dài và nhỏ, mỏ nhòn nhọn, mắt tròn xoe, trên đầu thì có một cái mào to màu đỏ, hai cánh dài hơn một thước, bay nhanh hơn chim. Chỉ có mấy ngày mà hoa màu của vợ chồng Hải Sinh bị con vật đó ăn hết, một hạt cũng chẳng còn. Cứ như thế trong vòng hai năm vợ chồng Hải Sinh chẳng còn biết lấy gì để ăn.
Đến mùa thu năm thứ ba, khi hoa màu sắp chin, hai vợ chồng Hải Sinh lại bàn tính thu hoạch sớm, nhưng chưa kịp thu thì con quái vật kia lại từ đâu bay đến.
Một hôm, chờ cho vợ ngủ say, Hải Sinh liền trốn vợ, vác rìu đi lên núi. Trời vừa sáng, Quỳnh Hoa tỉnh giấc, không thấy chồng đâu, vội gọi tên chồng, nhưng cổ họng khản đặc gọi không ra lời. Quỳnh Hoa liền chạy vội lên trên núi, từ xa lờ mờ nàng nhìn thấy một người nằm trên mặt đất, chạy đến gần thì thấy đấy chính là chồng mình. Nàng lấy tay sờ vào người chồng thì thấy toàn thân chồng lạnh giá, không còn thở nữa, nàng khóc òa lên rồi ngất xỉu.
Một lúc lâu sau đó nàng tỉnh dậy thì bỗng thấy một ông lão, Quỳnh Hoa giật mình sợ hãi, đứng dậy định bỏ chạy, ông già liền nói: “Con đừng sợ, ta đến đây để giúp con”. Nói xong ông già rút ra từ trong túi một viên thuốc nhỏ đưa cho Quỳnh Hoa và nói: “Con hãy đặt viên thuốc này vào mồm chồng con, chồng con sẽ sống lại”.
Quỳnh Hoa nghe xong vội làm theo, một lát sau quả nhiên người chồng sống lại, hai vợ chồng sung sướng, cùng quỳ xuống đất vái lạy ông già, cảm tạ ơn cứu mạng. Ông già liền đỡ hai vợ chồng Hải Sinh đứng dậy và nói: “Không cần, không cần! Các con có biết con quái vật kia là con gì không?” Hai vợ chồng Hải Sinh trả lời là không biết.
Ông già liền nói: Đó là con Gà trời của Vương Mẫu Nương Nương nuôi, mấy lần nó xuống trần gian sát hại dân chúng. Thổ dân đã làm cáo trạng báo lên, Vương Mẫu Nương Nương nghe xong, nổi giận sai ta xuống đây bắt lấy nó. Ta có một cái gương, tối nay hai con nấp ở đây chờ nó đến, chỉ cần chiếu gương vào nó, nó sẽ không nhìn thấy gì, lúc đó ta sẽ đến giúp.
Hai vợ chồng nghe xong rất vui mừng. Tối hôm đó họ nấp trong ruộng lúa chờ đợi, chờ mãi cho tới nửa đêm mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Trời sắp sáng, Hải Sinh định đứng dậy vươn vai một cái cho đỡ mệt mỏi, bỗng một luồng gió lạnh thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mù mịt, đá sỏi bay tứ tung. Trong lúc hoảng loạn ấy, chỉ nghe thấy một tiếng “ùm ùm”. Có một vật gì đen mờ đậu xuống, nhìn kỹ thì đúng là con quái vật kia. Hải Sinh liền giơ chiếc gương chiếu lên một cái, con quái vật kia chạy lung tung không nhìn thấy gì cả, Hải Sinh vác rìu chạy tới chém con quái vật và đuổi nó chạy dài đến tận bờ biển. Khi chỉ khi còn cách con quái vật có hai bước, Hải Sinh liền giơ rìu bổ xuống, do bổ quá mạnh, chàng bị mất đà, cho nên chỉ bổ trúng cái mào trên đầu và nghe thấy một tiếng oác”, rồi máu tươi phun ra như suối làm đỏ cả một vùng nước biển. Hải Sinh định giơ rìu bổ tiếp thì hai cánh tay chàng như bị cái gì chặn lại. Quay đầu nhìn, Hải Sinh thấy ông già đã đến trước mặt, tay ông già giơ một chiếc lồng khua lên trời, ngay lập tức con quái vật kia trở thành một con Gà ngoan ngoãn chui vào lồng. Ông già nói với Hải Sinh: “Hãy tha cho nó, sau này nó sẽ không quên hành vi ấy, các con hãy mang nó về nhà nuôi, nó sẽ đền đáp lại các con.”
Nói xong, ông già mở lồng lấy Gà trời ra, dang ngón tay ấn lên đầu nó ba cái, rồi đưa cho Hải Sinh. Hai vợ chồng Hải Sinh ôm Gà trời, cảm ơn ông già và sung sướng ôm Gà trở về nhà…
Từ đó về sau, loài người đã có Gà, và có cả trứng Gà, nhưng cứ đến tối, mắt của Gà lại không nhìn thấy gì, đó là vì mắt của Gà đã bị chiếc gương thần chiếu vào lần nó bị Hải Sinh chém, và lúc đó máu của Gà trời rơi xuống biển, thấm sâu xuống đáy biển, chẳng bao lâu sau đó mọc lên loài rau biển màu đỏ tía, giống như mào gà, ăn rất ngon, vì thế mà người ta đã đặt tên cho nó là rau mào gà.
Người tuổi Dậu
Trong 12 con giáp, con Gà (Dậu) theo thứ tự đứng vị trí thứ 10. Người xưa không chỉ ra Dậu là Gà Trống hay là Gà mái, song có nhiều khả năng là Gà Trống, bởi vì Gà trống trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc có nhiều đặc điểm và ý nghĩa biểu trưng hơn. Gà trống thường có bộ lông sặc sỡ và cái mào đỏ thắm uy nghi, tượng trưng cho tứ đức.
Quan điểm của người Nhật: Tuổi bận rộn, lo toan, tham công tiếc việc, việc gì cũng muốn làm mà dễ bi quan, thất vọng. Thích hoạt động xã hội. Tự tin nhưng lại ít tin người. Luôn luôn tỏ ra viễn vông, kỳ cục. Tiêu pha hoang tàn nhưng cũng có sao nói vậy. Họ hợp người tuổi trâu, rắn, rồng. Tránh tuổi gà, chuột, chó. Kỵ nhất là tuổi mèo. Quan điểm của người Việt: Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ thông minh và một trí tuệ bác học. Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Đồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như “một chú gà bươi đất tìm sâu”. Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.
Đọc thêm tính cách 12 con giáp tại đây!
>>> Đứng vị trí thứ 9 trong 12 con giáp, những người tuổi Thân được người Nhật đánh giá như thế nào?
>>> Đứng đầu trong tứ linh, Rồng có vị thế như thế nào trong 12 con giáp
>>> Suy nghĩ của các châu lục và quan niệm của người Nhật về tuổi Ngọ
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen