Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Văn hóa người Nhật Bản - 3 chữ “Nhẫn” nhưng rồi cũng sẽ “Tức nước vỡ bờ”
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn hóa người Nhật Bản - 3 chữ “Nhẫn” nhưng rồi cũng sẽ “Tức nước vỡ bờ”

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Kosei tìm hiểu văn hóa người Nhật trong bài viết này nhé! Dù bạn có giỏi chịu đựng như thế nào thì cũng khó có thể tránh khỏi những sự nóng giận. Người Nhật cũng vậy, họ giỏi “Nhẫn” và điều đó đã giúp họ thành công, nhưng thực tế thì như thế nào?

Người Nhật “Nhẫn” đến mấy cũng sẽ “Tức nước vỡ bờ”

 

văn hóa người nhật bản

 

Chữ “Nhẫn” trong tiếng Nhật được viết là 我慢 (chịu đựng), nó có nguồn gốc từ chữ 禅 (Thiền), thể hiện sự nhẫn nại, chịu đựng cho dù đó là điều gì đi chăng nữa.

“Nhẫn”:  Một điều nhịn, chín điều lành

Ở Tokyo bắt đầu bằng hoạt động của tàu điện ngầm, vô cùng sầm uất. Theo thống kê, ước tính mỗi ngày có khoảng 20 triệu người di chuyển bằng phương tiện này.

Con số khiến các nước khác trên thế giới phải kinh ngạc và tò mò về sự trật tự công cộng tại các nhà ga này. Sự thật là họ rất bình tĩnh, trật tự, có nguyên tắc, đó chính là điểm đặc trưng đáng kinh ngạc nơi đám đông ở Nhật Bản. Ai cũng vội vã, hối hả nhưng không ai phá hàng. Bất chấp khoang tàu chật kín, thậm chí khó mà cử động nổi thì mọi người vẫn nhẫn nại.

Ở đâu cũng vậy, bất kể người lớn hay trẻ em, nơi đông đúc hay vắng vẻ, mọi người đều kiên trì đợi đến lượt mình.

Ở Nhật Bản, kiên nhẫn được coi như là dấu hiệu của người trưởng thành. Vì theo quan niệm xa xưa, đất nước Nhật đã phải lo ứng phó với thiên tai liên tiếp. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt đã làm nên những con người phi thường, luôn nỗ lực và không ngừng vươn lên.

Có thể nói “Nhẫn” là chiến lược tâm lý nhằm đối mặt với mọi sự kiện bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Khi chữ “Nhẫn” ăn sâu vào tư tưởng của tổ tiên người Nhật, kết hợp với chữ “thiền” đã trở thành tôn chỉ đạo đức đời sống của họ.

Phụ nữ càng phải nhẫn.

Khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã tiếp nhận đức tính “nhẫn” từ anh chị em, bà con, họ hàng của mình. Ngoài ra, trẻ còn được tiếp xúc với “nhẫn” như một môn đạo đức từ thời tiểu học.

Về phương diện giới tính, phụ nữ Nhật được dạy dỗ nhiều hơn đàn ông. Trong xã hội ngày nay, phụ nữ Nhật càng phải “nhẫn” hơn, chịu đựng công việc khó khăn, đồng nghiệp khó chịu, thậm chí là cả những kẻ thiếu ý thức giữa đám đông.

Nhẫn: chìa khóa thành công của người Nhật

Sau khi phải hứng chịu 2 quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, đất nước Nhật Bản rơi vào cảnh hoang tàn. Chính phủ Nhật đã kêu gọi người dân hy sinh thời gian và công sức của mình để phục dựng lại thành phố. Nhờ vậy mà Nhật Bản bước vào thời kỳ bùng nổ kinh tế khi hậu quả của trận bom nguyên tử vẫn còn.

Không những thế, “nhẫn” còn góp phần vào việc giảm thiểu tội phạm. Vốn dĩ, “nhẫn” là kiềm chế, nếu biết kiềm chế khi xung đột xảy ra thì việc lớn sẽ hóa nhỏ, việc nhỏ hóa thành không.

Nhưng nhẫn mãi cũng càng gia tăng áp lực tâm lý

Sự ức chế, căng thẳng sự ngày càng tăng lên nếu bạn không giải tỏa nó. Người đạo đức dạy ta cách nhẫn, nhưng một số trường hợp thì con người khó có thể chịu đựng mãi được. Nếu cố nhẫn nại, chịu đựng thì không biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

Xã hội ngày càng hiện đại, tư tưởng con người cũng thoáng hơn. Đặc biệt là phụ nữ, thay vì im lặng và chịu đựng thì có rất người người đã quyết định lựa chọn ly hôn để giải thoát cho bản thân. Hơn thế nữa, họ sẵn sàng từ bỏ công việc trở thành một kẻ thất nghiệp còn hơn là im lặng và chấp nhận hành động quấy rối ở ngay chỗ làm việc.

Trước đây, đa phần nhân viên công chức Nhật đều là đàn ông, phụ nữ chỉ làm thời vụ, sau đó lấy chồng thì nghỉ việc ở nhà lo nội trợ. Xã hội Nhật vẫn luôn tồn tại thái độ trọng nam khinh nữ nên đã tạo sự bất bình đẳng như vậy.

Tất nhiên, càng hiện đại thì phụ nữ Nhật càng không thể chịu đựng được tư tưởng xưa cũ, họ bắt đầu đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.

Đúng là tức nước vỡ bờ, nhẫn đến mấy thì cũng khó có thể chịu đựng được những điều vô lý. Theo bạn, nên học cách nhẫn tuyệt đối hay nhẫn có chừng mực? Cùng đưa ra ý kiến và tiếp thu kiến thức văn hóa xã hội tại đây. 

>>> Phong trào me too chống quấy rối tình dục và bạo hành ở Nhật Bản

>>> Giải mã ý nghĩa hàm ẩn trong nghệ thuật trà đạo

>>> 8 điều khó lý giải trong phong cách sống của người Nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị