5 điều tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản không nên mắc phải
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về những điều tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản nhé. Nếu có cơ hội sang Nhật thì bạn nên tránh, tuyệt đối không làm các điều dưới đây. Nếu không tránh được thì bạn sẽ gặp điều gì?
5 điều tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản không nên mắc phải
Nếu có cơ hội sang Nhật thì bạn nên tránh, tuyệt đối không làm các điều dưới đây.
Màu sắc
Mỗi quốc gia có một quan niệm riêng về màu sắc mang đến sự may mắn, có nước là màu đỏ, nhưng có nước lại là màu vàng hay màu xanh , tím, hồng,… Bên cạnh những màu sắc được coi là mang lại vận may, cũng có những màu sắc họ tuyệt đối kiêng kỵ, đặc biết là trong những dịp quan trọng. Trong văn hóa của người Nhật Bản, họ không thích màu xanh lá cây vì quan niệm màu xanh lá thường mang đến những điềm xui xẻo. Ngược lại với quan niệm của một số nước cho rằng màu tím là màu đại diện cho sự chung thủy, các cặp đôi cũng thường cho đây là màu của hạnh phúc. Thế nhưng, ở Nhật Bản thì màu tím lại không được mọi người yêu thích vì màu tím là màu sự sự tang thương, đau khổ, muội phiền.
Loài hoa không nên nhắc tới
Ở Việt Nam, Hoa sen được coi là quốc hoa đại diện cho tinh thần mạnh mẽ, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc. Tuy nhiên, quan niệm của người Nhật về loài hoa này lại hoàn toàn đối lập với người Việt. Người Nhật cho rằng hoa sen thể hiện sự tang thương, chết chóc. Những loài hoa có mùi và màu trầm thường khiến người ta liên tưởng đến những ý niệm không tốt. ví dụ, màu đỏ có khiến người ta nghĩ đến màu của máu.
Ngoài hoa sen, hoa cẩm tú cầu màu sắc quá nhợt nhạt, hoa trà thường bị rụng cuống khi nở rộ cũng khiến nhiều người không thích. Người Nhật sẽ không bao giờ tặng hoa cho những người đang ốm, bởi lẽ hoa là loài thực vật chóng nở, nhanh tàn, nó không thể hiện được sự mạnh mẽ, vươn lên, điều này có thể làm tinh thần của người bệnh đi xuống.
Không chụp ảnh 3 người
Nhiều nước trên thế giới vô cùng không ưa việc chụp ảnh 3 người, trong đó có Nhật Bản. Mọi người không bao giờ chụp ảnh 3 người cả. Ở Việt Nam, người ta thường nói “chụp ảnh 3 thì chết người ở giữa” như một lời cảnh cáo hành động này. Người Nhật cũng cho rằng người ở giữa bị hai người bên cạnh kẹp lấy, điều đó thể hiện sự kìm hãm và mang đến những điều không may mắn.
Văn hóa tặng quà
Người Nhật thường tặng quà cho nhau để thể hiện tình cảm gắn kết yêu thương. Đó cũng trở thành một nét văn hóa của Người Nhật. Tuy nhiên, có một số món quà người Nhật sẽ không lựa chọn.
- Không tặng quà hình hoa cúc (vì đây là biểu tượng của hoàng thất
- Các đồ dùng sắc nhọn (những món đồ sắc nhọn thể hiện sự chia cắt, ly biệt)
- Các đồ vật bằng thủy tinh, sành sứ (dễ vỡ và ngầm thể hiện sự tan vỡ)
- Không tặng đồ vật hình con cáo (loài vật xảo quyệt, gian manh)
- Không tặng quà có số 4 và 9 (con số không may mắn)
- Không được gói quà sơ sài, không đẹp mắt (thiếu tôn trọng người khác)
Con số không may mắn
Số 4: Chết chóc, tai ương
Số 9: đau khổ, chịu đựng
Khám phá văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tại đây!
>>> Văn hóa công sở hay chiếc "chìa khóa thành công" ở đất nước mặt trời mọc
>>> Bất ngờ trước lễ hội "ép buộc" tất cả người Người đều phải cười thả ga

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen