Bất Ngờ Trước Lễ Hội “ép Buộc” Tất Cả Mọi Người Đều Phải Cười Thả Ga
Một lễ hội “chất hơn nước cất” ở Nhật Bản bắt buộc tất cả mọi người tham gia đều phải cười hả hê, đến cả tên gọi cũng vô cùng độc đáo - Warai Matsuri.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Bí ẩn đằng sau môn võ cổ truyền Sumo của Nhật Bản mà ta chưa biết
>>> Khám phá sự hình thành đất nước mặt trời mọc
Bất ngờ trước lễ hội “ép buộc” tất cả mọi người đều phải cười thả ga
Một lễ hội “chất hơn nước cất” ở Nhật Bản bắt buộc tất cả mọi người tham gia đều phải cười hả hê, đến cả tên gọi cũng vô cùng độc đáo - Warai Matsuri.
Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Nhật Bản và được trải nghiệm tại một lễ hội nào đó thì quả là một điều tuyệt vời. Mỗi vùng miền ở Nhật đều có một lễ hội riêng, đậm đà bản sắc truyền thống của địa phương. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lễ hội “chất” ngay từ tên gọi, lễ hội Warai matsuri.
Với bất kỳ ai khi tham dự lễ này đều bị thu hút ngay từ lần đầu tiên. Đó là một bữa tiệc tràn ngập sắc màu, nhấn mạnh vào các yếu tố văn hóa truyền thống mà không phải người Nhật hay du khách nào cũng biết đến.
Lễ hội Warai matsuri hay còn được gọi với cái tên gần gũi, thân mật hơn là lễ hội cười. Ngay tên gọi của lễ hội này đã cho người nghe một cảm nhận rất khác biệt, không thể nhầm lẫn được.
Warai matsuri được tổ chức hằng năm vào ngày 12/10 tại thị trấn Hidakia thuộc tỉnh kawayama. Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, lễ hội Warai đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc nhất của tỉnh.
Warai matsuri thu hút người tham gia nhờ chất riêng của nó. Trong một đoàn rước, sẽ có một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn rước, cũng có thể gọi đây là người cầm đầu chỉ huy những người tham gia. Tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài “tengu”, một con quỷ “oni” nối tiếp đoàn người nhảy điệu “sasaramai” và tất cả đều phải hô vang “cười, cười”.
Khi đến cổng đền thờ, mọi người sẽ phá lên cười thật to. Có vẻ hơi kỳ lạ nhỉ! Nhưng câu chuyện phía sau lễ hội này lại liên quan tới một truyền thuyết. Ngày xưa, có một vị nữ thần, tên là Niutsushime no mikoto đã ngủ quên và trễ giờ đến lễ hội, nên đã bị chế giễu bởi những vị thần khác.
Vì đau buồn nên Niutsushime no mikoto đã tự nhốt mình tại đền thờ Niu. Dân làng trong vùng muốn cổ vũ cô nên đã tụ tập bên ngoài đền thờ và bắt đầu cười thật nhiều. Tương truyền rằng, nhờ có tiếng cười của dân làng mà vị nữ thần đã vui trở lại. Ngày nay, người chủ trì lễ hội sẽ ăn mặc như một chú hề và dẫn đường cho mọi người đến đền Niu, vừa đi vừa cười vui vẻ.
Sau khi đến đền thời, các thị trấn thuộc quận Hikada (Ekawa, Matsue, Sanya và Wasa) tham gia lễ hội sẽ biểu diễn những điệu múa truyền thống của họ như Shishimai (múa sư tử), Mikoshi (ngôi đền di động), Yotsudaiko (điệu rước kiệu cùng với 4 người chơi trống), Nobori sashi (di chuyển và giữ thăng bằng cây tre), Suzume và Yako odori (múa dân gian).
Warai matsuri không chỉ là một lễ hội mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một lễ kỷ niệm, bầu không khí sôi động, ấm cúng luôn lan tỏa tới mọi hoạt động trong lễ hội. Mọi người tham gia lễ hội sẽ cùng nhau múa hát, trò chuyện và thưởng thức đặc sản rượu sake.
Quả thực Warai matsuri rất đúng chất của một lễ hội cười – một lễ hội đề cao niềm hạnh phúc, thể hiện khát vọng của con người về một cuộc sống không có những nỗi đau, mang lại nhiều niềm vui, tiếng cười trong cuộc sống.
Sắp đến mùa lễ hội Warai matsuri rồi, cùng Kosei và cập nhật những tin tức mới nhất về lễ hội Warai matsuri. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản tại đây. >>> Thật bất ngờ với văn hóa tắm onsen và quy tắc bắt buộc ở Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen