Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / 7 Điều cần biết về lịch sử và thiết kế của Kimono
VĂN HÓA NHẬT BẢN

7 Điều cần biết về lịch sử và thiết kế của Kimono

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và thiết kế của Kimono cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé! Thanh lịch. Quyến rũ. Vượt thời gian. Kimono có nguồn gốc từ hơn một thiên niên kỉ trước, và cho đến thế kỷ trước, Kimono là trang phục thường ngày của đa số phụ nữ Nhật.

7 Điều cần biết về lịch sử, thiết kế và tương lai của Kimono

Ngày nay, Kimono thường xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của đời người và một số loại hình nghệ thuật như trà đạo. Tuy nhiên, trang phục truyền thống này đang trải qua sự tái sinh dưới bàn tay nghệ thuật của những người yêu Kimono trên khắp thế giới. Cùng Kosei tóm lược về lịch sử, thiết kế của Kimono trong 7 điều dưới đây nhé!

1. Những chiếc Kimono nguyên sơ vốn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi váy của người Trung Quốc

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Được giới thiệu lần đầu trong thời Nara (710 - 794), cho tới Thời Heian (794 - 1185), Kimono rất nặng với nhiều lớp (chiếc Junihitoe (十二単 (Thập Nhị Y) có tới 15 - 20 lớp áo và nặng tới 20kg). Người mặc sẽ mặc với Hakama và một dải lụa được thắt ở phía sau áo choàng, được gọi là Mo. Sau đó, cho đến thời Kamakura (1185 - 1333), Kimono trở nên phổ biến và được sử dụng hàng ngày.

2. Một bộ Kimono có thể tốn hàng tháng trời để hoàn thành bởi quá trình nhuộm tốn rất nhiều công sức

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Kỹ thuật dệt và nhuộm phát triển trong suốt thời Edo (1603 - 1868). Được chú ý nhờ màu sắc sặc sỡ, hình thêu trang trí, kiểu nhuộm Kyo-yuzen ở Kyoto là loại phổ biến nhất trên váy cưới và Kimono trong lễ cưới, trong khi kiểu nhuộm Kaga-yuzen của Kanazawa được đánh giá cao bởi độ bóng chân thực với 5 màu khác nhau (Kaga-gosai).

3. Thiết kế cơ bản của Kimono được gìn giữ qua hàng trăm năm vẫn không thay đổi

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Được chia thành 8 phần từ một cuộn vải duy nhất, tanmono, có chiều rộng khoảng 0.38 - 0.42m và dài 12.5 mét. Những mảnh vải được gập và may lại tạo thành Kimono. Kimono có thể có hoặc không có đường viền, vải may Kimono có thể là lụa, len, sợi gai dầu, bông hoặc polyester đều được. Kimono được mặc kèm với Obi (một loại khăn quấn ở lưng khi mặc Kimono) được trang trí đa dạng màu sắc và kiểu dáng.

4. Quận Nishijin ở Kyoto là nơi sản xuất chính Nishijin-ori, loại vải dệt hình thoi đắt tiền và công phu nhất

Vào cuối những năm 1800, các xưởng dệt ở Nishijin đã đưa vào sử dụng công nghệ khung dệt của châu Âu. Một trong những xưởng đáng chú ý là xưởng của gia đình Kawase (kawaseman.co.jp), họ đã trở thành những nhà thiết kế Kimono truyền thống và sáng tạo ra những bộ kimono đẹp trong suốt gần 200 năm. Bên cạnh những họa tiết cổ điển, Kawase đã thiết kế một bộ sưu tập các bộ Kimono đạt giải thưởng với các tác phẩm nghệ thuật của nhà tiên phong theo trường phái tân nghệ thuật Alphonse Mucha.

5. Có nhiều loại Kimono cho phụ nữ dựa trên tuổi tác và tình trạng hôn nhân

 Tương tự như thời trang phương tây, có vô số tiêu chuẩn cho các loại Kimono và phụ kiện đi kèm cho những dịp đặc biệt, được gọi là “TPO for Wafuku” (TPO là viết tắt của Time, Place, Occasion). Mặc dù trông có vẻ đơn giản nhưng mặc Kimono đúng cách đòi hỏi phải thực hành và luyện tập, vì thế một số phụ nữ lựa chọn tham gia vào các lớp học mặc Kimono. 

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Furisode là loại Kimono dài tay dành riêng cho phụ nữ chưa mặc gia đình, thường được nhìn thấy trong các Lễ trưởng thành vào tháng Một. Trong thời Meiji, các giáo sư và sinh viên đại học bắt đầu mặc Hakama, và nó đã trở thành trang phục tốt nghiệp truyền thống của phụ nữ trẻ ngày nay. Trong khi đó, Komon (Hoa văn nhỏ) là loạt kimono phổ biến được mặc hàng ngày cho đến cuối thế kỉ trước.

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Houmoungi là bộ Kimono bán trang trọng, thích hợp cho tiệc tối, buổi hòa nhạc và các sự kiện tương tự, trong khi Iromuji đơn sắc lại thích hợp trong các buổi trà đạo (họ thường tăng thêm sự trang trọng bằng cách thêm vào gia huy). Tomesode là Kimono trang trọng nhất; Tomesode màu đen được mẹ và người thân của cô dâu và chú rể mặc trong lễ cưới. Áo khoác Kimono của cô dâu (uchikake) có thể có màu trắng hoặc màu sáng, được đính cườm, có viền đệm và mặc phía bên ngoài.

6. So với Kimono của phụ nữ, Kimono nam đơn giản hơn về kiểu dáng và phụ kiện

Không giống với Kimono nữ, Kimono nam không thể điều chỉnh theo chiều cao. Kimono trang trọng nhất của nam giới là Montsuki - Haori - Hakama, sử dụng trong đám cưới theo Thần đạo, các nghệ sĩ và thường ít xuất hiện trong Lễ Trưởng thành hay Lễ Tốt nghiệp. Haori lụa màu đen có 5 gia huy. Mặc dù Kimono và Haori của nam giới trông đơn giản nhưng nhiều bộ có nhiều lớp được trang trí khá cầu kỳ. Trong thời Edo, khi đàn ông cởi bỏ Haori hoặc Kimono (chẳng hạn như ở các nhà tắm công cộng), họ có thể thể hiện sự giàu có của mình dựa trên độ phức tạp của những lớp áo bên trong.

 

lịch sử và thiết kế của Kimono

 

Các nhà thiết kế hiện đại đã tạo ra những bộ Kimono hợp thời trang, phong cách, cải tiến và đổi mới. Một ví dụ điển hình cho làn sóng cách tân này là Fujikiya ở Tokyo. (www.fujikiya-kimono.com).

7. Tìm kiếm một bộ Kimono hợp túi tiền ở các hội chợ hoặc cửa hàng secondhand ở Tokyo

Có hằng hà sa số video hướng dẫn bạn cách mặc và dùng phụ kiện cho Kimono; học cách phối màu sắc, họa tiết, cổ điển và hiện đại,... và hãy thử tìm kiếm cho mình một bộ Kimono phù hợp với các hội chợ ngoài trời phổ biến ở Nhật, hoặc bạn cũng có thể tới các cửa hàng đồ cũ ở Nhật để mặc thử. Mặc dù là đồ cũ nhưng bạn chắc chắn sẽ phải ngạc nhiên bởi chất lượng trang phục vẫn còn rất đó!


Nếu bạn vẫn còn thấy hơi băn khoăn về Kimono thì hãy đọc thêm một số bài viết dưới đây nhé!

>>> Phân biệt các loại Kimono truyền thống say đắm lòng người

>>> Tổng hợp kiến thức cơ bản về Kimono và phụ kiện đi kèm đa dạng

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị