Các cách ứng xử của người Nhật Bản để đẩy lùi virus Corona
Bỏ qua những hiềm khích trong quá khứ, nêu cao tinh thần nhân đạo chính là cách hành xử văn minh, tử tế cách ứng xử của người Nhật Bản với Trung Quốc. Điều này được thể hiện rõ nhất là trong thời kì dịch bệnh Corona diễn biến phức tạp như hiện nay.
Văn hóa ứng xử: Nhân dân các nước láng giềng “ngả mũ” trước cách
hành xử nhân đạo của Nhật Bản giữa tâm bão dịch Corona
Giữa tâm bão dịch Corona đang hoành hành tại 26 quốc gia trên thế giới, người người, nhà nhà đều mang tâm lý lo sợ và cảnh giác trước sự bùng phát mạnh mẽ về số người nhiễm, cũng như số người thiệt mạng vì chủng virus trên. Ngoài những thông tin, con số mà khắp báo đài đăng tải thì mới đây, độc giả lại được chứng kiến hai luồng ứng xứ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Thật đáng buồn trước những hình ảnh về một người phụ nữ Trung Quốc bị bảo vệ kéo lê ra khỏi siêu thị chỉ vì cô này không đeo khẩu trang. Vừa mới đăng tải hình ảnh này lên mặt báo, ngay lập tức cộng đồng mạng đã truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt.
Điều đáng nói, họ đều là những công dân Trung Quốc, cùng một dân tộc lại có hành động như vậy. Đoạn clip ghi lại toàn cảnh đáng xấu hổ này đã làm dấy lên trong dư luận những ý kiến vì sự kì thị giữa những người Trung Quốc với nhau.
Chưa nhắc tới góc độ văn hóa, nhưng trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, cả thế giới đang phải oằn mình để chống lại sự bùng phát nghiêm trọng của virus Corona. Trước ngưỡng cửa của sự sống và cái chết đang cận kề thì một bộ phận người Trung lại có thái độ “rất lạ”, khiến công dân các nước láng giếng có một cái nhìn khác.

Virus Corona lan rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Trước tình hình đó, phía Nhật Bản đã có những hành động ứng xử khéo léo, nhân đạo khiến công dân các nước láng giềng phải ngả mũ vì nể phục.
Theo hãng tin Reuters, dẫn nguồn Kyodo cho biết, ngày 28/1 Nhật Bản đã thuê riêng chiếc máy bay mang số hiệu Boeing 776 để đón công dân nước này đang mắc kẹt tại Trung Quốc, đã trở về vào sáng 29/1.
Trước đó, Ngoại trưởng Motegi cho biết, những chuyến bay này sẽ chở mặt nạ, đồ bảo hộ, và các vật tư y tế đến Vũ Hán để hỗ trợ cho công dân Nhật Bản và cả những người Trung Quốc tại đây. Đại điện Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho biết các chuyến nay sẽ có 1 bác sỹ và 2 y tế làm nhiệm vụ kiểm tra nhanh các công dân trước khi về nước. Những người có dấu hiệu sốt sẽ được cách ly và đưa ngay vào bệnh viện khi về nước.
Trước đây, Nhật Bản và Trung Quốc có những hiềm khích không nhỏ về lãnh thổ, chủ quyền, … nhưng khi chứng kiến nước bạn đang gánh gồng chống lại dịch bệnh, người Nhật tỏ thiện chí tiếp tế ngay khi cần thiết. Họ sẵn sàng cung cấp lương thực, vật tư y tế giúp Trung Quốc.
Thậm chí, Nhật Bản còn tuyên bố sẽ tiếp nhận các ca nhiễm virus Corona để điều trị cho các bệnh nhân, giảm tình trạng bùng phát. Không những thế, Nhật Bản cử các chuyên gia y tế nghiên cứu giải pháp khắc chế dịch bệnh hành hoành.
Cách hành xử của Nhật Bản thể hiện nghĩa cử cao đẹp “Người tốt, việc tốt”, xóa bỏ hiềm khích, nêu cao tinh thần nhân đạo “tương thân tương ái”, giúp cộng đồng cũng là giúp chính mình.
Bạn thấy sao về cách hành xử của người Nhật? Tiếp tục cập nhật những tin tức văn hóa tại đây nhé!
>>> Đáng báo động! Một xã hội Hikikomori thu nhỏ trong văn hóa Nhật Bản
>>> Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào
>>> Cần nắm lòng 8 lưu ý trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen