Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Đáng báo động một “xã hội” Hikikomori thu nhỏ trong văn hóa Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Đáng Báo Động Một “xã Hội” Hikikomori Thu Nhỏ Trong Văn Hóa Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

KHÔNG làm việc, KHÔNG giao tiếp, KHÔNG hòa nhập xã hội, giam mình trong căn phòng chật hẹp, tù túng và bừa bộn trong văn hóa Hikikomori ở Nhật Bản. Cùng trung tâm Tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé.

VĂN HÓA NHẬT BẢN

 

>>>Văn hóa tắm osen

>>>6 trò chơi trên bàn cờ truyền thống Nhật Bản

Hikikomori – một “xã hội” thu nhỏ đáng báo động với người dân Nhật Bản

Không làm việc, Không giao tiếp, không hòa nhập với xã hội, giam lỏng mình trong những căn phòng chật hẹp, tù túng và bừa bộn là những điều phản ánh về một “xã hội” Hikikomori ở Nhật Bản. 

Xã hội Nhật Bản ngày càng phát triển, kéo theo những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Hikikomori  là một trong những vấn đề đang được xã hội Nhật Bản quan tâm, khi ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản mắc hội chứng tâm lý kỳ lạ, không chịu giao tiếp,“giam lỏng” mình trong nhà, không làm việc, cũng không tiếp xúc với xã hội xung quanh. 

 

 

 

ĐÁNG BÁO ĐỘNG một “xã hội” Hikikomori thu nhỏ trong văn hóa Nhật

 

Thuật ngữ Hikikomori

Thuật ngữ Hikikomori được biết đến vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Được dùng để chỉ tình trạng tâm lý của một nhóm thanh niên Nhật Bản đang phải đối mặt. 

Theo một báo cáo nghiên cứu điều tra gần đây, những người mắc hội chứng Hikikomori có dộ tuổi trung bình vào khoảng 32. Con số này là một hồi chuông đáng báo động với toàn xã hội Nhật Bản. Trước đó, độ tuổi mắc hội chứng tâm lý này nằm trong khoảng 50 tuổi và thường chỉ xuất hiện ở nam giới, nhưng ngày nay không chỉ nam mà cả nữ giới cũng có xu hướng tăng dần. 

Người mắc hội chứng Hikikomori thường có xu hướng giam mình trong một căn phòng nhỏ, kín, không giao tiếp với xã hội. Thậm chí, họ còn không giao tiếp với người thân của mình. Xã hội của họ dường như được bo tròn lại trong thế giới của bóng tối và bốn bức tường. Thời gian của họ chỉ dành cho việc ngủ, ăn, xem phim, chơi điện tử.   

Ở Nhật Bản, số người mắc hội chứng này đã lên tới 1 triệu người. 

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng Hikikomori

Có không ít người đã hiểu sai vấn đề khi gọi Hikikomori là một căn bệnh. Thực chất, Hikikomori là một hội chứng tâm lý, phản ánh thực trạng đời sống của giới trẻ Nhật Bản. Hầu hết những ai đang mắc hội chứng tâm lý này đều liên quan đến những tổn thương, sang chấn tâm lý.

 

Nhật Bản giàu có và có tốc độ phát triển chóng mặt, đây chứng là một tác động khiến rất nhiều người Nhật đặt mục tiêu và hy vọng của bản thân vào công việc , họ làm việc liên tục, thâm chí quên luôn cả giờ giải lao, nhưng  màu sắc của cuộc sống không phải chỉ có mỗi màu hồng, mà đó là sự muôn màu, muôn vẻ, có thành công thì cũng sẽ có những thất bại.

 

Sự thất bại đối với họ là một điều tồi tệ nhất, cộng với những áp lực từ công việc, từ xã hội khiến họ dần khép mình vào một không gian nhỏ hẹp, trốn tránh xã hội. 

Có những lớp trẻ Nhật Bản vì không xin được việc, áp lực học hành, thi cử không như mong đợi cũng tạo thành những tổn thương tâm lý. Với nhiều người, họ chấp nhận giam mình như một lối sống bình thường vì họ đã phát chán với xã hội và việc giao tiếp bên ngoài. 

Đối với các Hikikomori, căn phòng chính là một “thế giới” mới của họ, ở đó họ không còn phải lo toan cho cuộc sống. Câu chuyện về những người mắc hội chứng Hikikomori đã không còn xa lạ tại Nhật Bản. 2 năm, 3 năm hay thậm chí 10 năm không tắm rửa, không bước chân ra khỏi phòng cũng quá đỗi bình thường. 

Những căn phòng của các Hikikomori thường rất nhỏ, bừa bộn, không gian tối tăm, tù túng. Tuy nhiên, các Hikikomori không thể thiếu một trong số những thứ sau: truyện tranh, video, trò chơi điện tử, tivi, máy tính và mạng internet.

 

 

ĐÁNG BÁO ĐỘNG một “xã hội” Hikikomori thu nhỏ trong văn hóa Nhật

 

 

Tác động tiêu cực tới xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản là một đất nước có tỷ lệ dân số già hóa lớn nhất trên thế giới, vì thế nguồn nhân lực trẻ ở nước này đang thiếu hụt nghiêm trọng. Hội chứng “giam mình” trong phòng kín đã trở thành một trở thành một trở ngại trong việc cung ứng nguồn nhân lực trẻ. 

Người mắc hội chứng Hikikomori vẫn có thể tái hòa nhập với cộng đồng. Thực tế xã hội Nhật Bản cho thấy không ít người đã trở lại cuộc sống bình thường, giao tiếp với thế giới bên ngoài nhờ vào sự quan tâm của người thân và xã hội. Được biết rằng, Nhật Bản có nhiều trung tâm giúp các Hikikomori trở về cuộc sống bình thường. 

 

Hãy cùng Tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về văn hóa - xã hội Nhật Bản tại đây nhé! >>> Lễ hội đốt núi tại Nhật Bản

Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị