Trang chủ / Thư viện / Học ngữ pháp tiếng Nhật / Các liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước - vế sau trong tiếng Nhật
Học ngữ pháp tiếng Nhật

Các Liên Từ Biểu Thị Quan Hệ Ngược Giữa Vế Trước - Vế Sau Trong Tiếng Nhật

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giới thiệu tới các bạn bài học ngữ pháp về các liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước - vế sau trong tiếng Nhật. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa, cách dùng cũng như phân biệt sự giống và khác nhau giữa các liên từ ngược với vế trước này nhé!

liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước vế sau, liên từ ngược với vế trước

Ngữ pháp liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước - vế sau trong tiếng Nhật

1. しかし

- Nghĩa: tuy nhiên, nhưng,...

- Cách dùng:

+ Sử dụng khi bắt đầu đưa ra một ý kiến, sự việc hoặc một vấn đề nào đó đối lập, trái với ý kiến, sự việc đã nêu ra trước đó.

Ví dụ: 

列車が脱線した。しかし怪我人はいない。

Tàu hoả đã bị trật bánh khỏi đường ray. Tuy nhiên không có ai bị thương.

+ Sử dụng khi muốn chuyển đề tài của câu chuyện ban đầu.

Ví dụ: 

「企画は順調です。しかしお茶はまだかな。

Kế hoạch tiến hành rất thuận lợi. À mà, vẫn trà vẫn chưa tới nhỉ?

  • Chú ý 1: しかしcũng có thể dùng trong văn nói nhưng thường sử dụng trong văn viết, sử dụng trong những tình huống trang trọng, lịch sự như thảo luận, thuyết trình.

2. けど:

- Nghĩa: nhưng, tuy nhiên, tuy vậy...

- Cách dùng:

+ (Aは)・・・けど、・・・:thường sử dụng trong văn nói, dùng trong văn cảnh xuồng xã, thân thiết.

Ví dụ: 休みたいけど、休めない。

Tôi rất muốn nghỉ nhưng không thể nghỉ được.

+(Aは)・・・けれど(も)・・・:thường sử dụng trong văn nói, nhưng lịch sự hơn けど. Trong cách nói mang tính phương ngữ còn sử dụng けんど.

Ví dụ: 今日は友達の家に行きましたけれど(も)、誰もいませんでした。

Hôm nay tôi đã đến nhà bạn nhưng không có ai ở nhà.

  • Chú ý:còn dùng để mào đầu, dẫn dắt câu chuyện.

Ví dụ: ケーキを作ったんですけど、みんなで食べませんか。

Tôi vừa làm bánh đây, mọi người cùng ăn chung nhé.

+(Aは)・・・。けれども、・・・: Lịch sự hơn hai mẫu trên, dùng nhiều trong văn viết.

Ví dụ: 昨日はとても暑かった。けれども、今日はけっこう涼しい。

Hôm qua rất nóng. Tuy vậy, hôm nay lại khá mát mẻ.

+(Aは)・・・。ですけれど、・・・。Sử dụng trong văn nói một cách trang trọng lịch sự, đặc biệt chỉ sử dụng cùng các câu văn thể lịch sự,ですけれどkhông đi cùng các câu văn thể thường. Trong những tình huống thân mật xuồng xã, có thể sử dụng ですけど.

Ví dụ: みなさんの考えはよくわかりました。ですけれども、私はもう少し頑張ってみます。

Tôi rất hiểu suy nghĩ của mọi người, tuy vậy, tôi vẫn muốn thử cố gắng một lần nữa. 

3. だが

- Nghĩa: tuy nhiên, tuy vậy, mặc dù...  

- Cách dùng:

+ Dùng khi bày tỏ ý kiến, sự việc đối lập, tương phản với sự việc trước đó, thể hiện ý “cũng có chuyện đó đấy, nhưng mà...”

+ Sử dụng trong văn viết, kết hợp với câu văn thể thường.

-Ví dụ: 今日は失敗した。だが明日はきっとうまくいくだろう。

          Hôm nay tôi đã thất bại. Tuy nhiên, ngày mai chắc chắn mọi thứ sẽ suôn sẻ thôi.

4. ところが

- Nghĩa: nhưng mà, vậy mà,...

- Cách dùng: sử dụng khi chỉ kết quả xảy ra hoàn toàn trái với dự đoán, dự kiến trước đó.

Ví dụ: 早めに家を出た。ところが事故にあって遅れてしまった。

          Tôi đã ra khỏi nhà sớm. Vậy mà lại gặp phải tai nạn và đến muộn.

5.  それなのに

- Nghĩa: thế mà, vậy mà...

- Cách sử dụng: 

+ Sử dụng khi kết quả ở mệnh đề sau trái với mong đợi, kỳ vọng đồng thời thể hiện tâm trạng bất mãn thất vọng của người nói/người viết.

+ Trong văn nói xuồng xã, thân thiết có thể rút gọn thành なのに.

Ví dụ: 「君は約束した。それなのに、どうして来ないんだ」

           Cậu đã hứa là sẽ đến. Thế mà tại sao lại không đến chứ?

  • Chú ý:それにもかかわらずcũng sử dụng với ý nghĩa này, tuy nhiênそれにもかかわらずmang tính khách quan, còn それなのにthiên về tính chủ quan nhiều hơn.

6. それでも:

- Nghĩa: tuy thế vẫn, dù vậy...

- Cách sử dụng: dùng khi thể hiện ý “ dù sự điều đó có xảy ra, dù biết điều đó, thì trên thực tế ý chí, suy nghĩ, tình hình... vẫn không thay đổi” đồng thời một số trường hợp thể hiện sự kì vọng xảy ra thay đổi của người nói.

  • Ví dụ: みんなに反対された。それでも私はやる。

             Tôi đã bị tất cả mọi người phản đối. Dù vậy tôi vẫn sẽ làm.

           「あそこは危険ですよ。死ぬかもしれないんですよ。それでもいくんですか」(thể hiện sự hy vọng của người

nói rằng người nghe sẽ thay đổi, không đi nữa)

       “Ở đó nguy hiểm đấy. Thậm chí anh có thể sẽ chết đấy. Dù vậy anh vẫn đi à?”

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đến với bài tiếp theo:

>>> Tổng hợp các ngữ pháp N2 theo cặp (Phần 2)

>>> Khóa học N3 Online

>>> Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích: Lũ quỷ nhỏ

>>> Tiếng Nhật giao tiếp theo chủ đề: Cuộc hẹn

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị