Các Liên Từ Biểu Thị Quan Hệ Nhân Quả
Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giới thiệu đến các bạn bài học về các liên từ biểu thị quan hệ nhân quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa, cách dùng và sự khác nhau giữa các liên từ quan hệ nhân quả này nhé!

Các liên từ biểu thị quan hệ nhân quả
1. だから
- Nghĩa: Vì vậy, vì thế, nên...
- Cách dùng:
+ Sự việc được trình bày ở phía trước là nguyên nhân, lý do, đi sau だからlà một kết quả, kết luận được dẫn đến từ nguyên nhân lý do phía trước.
+ Thường dùng trong văn nói.
Ví dụ 1: 台風(たいふう)が近(ちか)づいている。だから津波(つなみ)が荒(あら)いんだ。Cơn bão đang đến gần. Vì vậy mà sóng biển thật dữ dội.
Ví dụ 2: 私(わたし)は日本(にほん)に長(なが)い間(あいだ)住(す)んでいました。だから、日本語(にほんご)が分(わ)かります。Vì tôi sống ở Nhật Bản trong một thời gian dài. Vì vậy, tôi hiểu được tiếng Nhật.
2. それで
- Nghĩa: Bởi vậy, vì vậy...
- Cách dùng:
+ Ở vế chỉ kết quả không đi với câu chỉ ý chí của người nói.
Chú ý: それでcòn có sử dụng khi muốn thúc đẩy câu chuyện của đối phương hoặc kéo dài câu chuyện thêm nữa. Tương tự như:そして、それから trong nét nghĩa này.
- Ví dụ: 駅(えき)の前(まえ)で事故(じこ)がありました。それで、電車(でんしゃ)が止(と)まっているんです。Trước nhà ga xảy ra sự cố. Bởi vậy, tàu điện dừng chạy.
3. そのため
- Nghĩa: Do đó, vì thế,...
- Cách dùng:
+ Ở phía trước là mục đích, lý do, đi sau là kết quả, kết luận.
+ Thường dùng trong văn viết, văn phong lịch sự, đặc biệt là văn nghị luận hay khi viết báo cáo.
Ví dụ: 台風(たいふう)が接近(せっきん)しています。そのため、明日(あした)の旅行(りょこう)は中止(ちゅうし)となります。Cơn bão đang đến gần. Do đó, buổi du lịch ngày mai sẽ bị huỷ.
4. したがって
- Nghĩa: Vì vậy, do vậy, sở dĩ...
- Cách dùng:
+ Chỉ sử dụng khi đằng trước có cơ sở nhất định để đưa ra kết luận đó hoặc đằng sau là một kết quả, kết luận hiển nhiên hợp lôgic suy ra ở câu trước đó.
+ Dùng trong văn viết, thuộc văn phong trang trọng.
Ví dụ: ダム建設(けんせつ)に賛成(さんせい)23票(ひょう)。反対(はんたい)11票(ひょう)。したがって、ダム建設(けんせつ)は承認(しょうに)んされました。
-
Về việc xây dựng đập, có 23 phiếu tán thành, 11 phiếu phản đối. Do vậy, việc xây đập đã được phê duyệt.
5. なぜなら
- Nghĩa: Bởi vì, nếu hỏi tại sao thì là vì...
- Cách dùng:
+ Dùng để giải thích cho ý ở câu trước đó, đưa ra lý do cho sự việc ở câu trước. Ở cuối câu thường đi với 〜からだ・んだ。
+ Dùng nhiều trong văn viết.
Ví dụ: 親鳥(おやどり)は逃(に)げなかった。なぜなら、卵(たまご)を抱(だ)いていたからだ。Chim bố và chim mẹ đã không đi lánh nạn. Bởi vì chúng đang ấp trứng.
6. だって
- Nghĩa: Vì,chỉ vì, chả là...
- Cách dùng:
+ Sử dụng khi giải thích lý do cho sự việc nêu ra ở phía trước. Đặc biệt, thường dùng khi nêu ra một lý do có ý phản bác ý của đối phương, và nhấn mạnh ý kiến của mình là thích hợp.
+ Dùng trong văn nói, trong bối cảnh xuồng xã, thân thiết.
Ví dụ 1: A:何(なに)を怒(おこ)っているんだ。Em giận cái gì vậy chứ?
B:だって約束(やくそく)を破(やぶ)ったじゃないか。Bởi anh đã không giữ lời hứa chứ sao.
Ví dụ 2: A : 大学(だいがく)はあきらめる。Cậu định bỏ học đại học đấy à?
B :だって、そんなお金(かね)がないもの。Chả là, tớ chẳng có đủ tiền đâu mà.
7. というのは
- Nghĩa: Nói như vậy là vì, bởi vì...
- Cách sử dụng:
+ Sử dụng khi giải thích lý do cho ý ở phía trước. Tương tự như そのわけは、なぜならばở nét nghĩa này.
Ví dụ: 今日(きょう)は外出(がいしゅつ)できないんです。というのは、母(はは)の具合(ぐあい)は悪(わる)くなります。
Hôm nay tôi không ra ngoài được. Bởi vì, mẹ tôi trở nên không được khoẻ.
Trên đây là các liên từ biểu thị quan hệ nhân quả mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về liên từ nha:
>>> Tại sao phải dùng trợ từ trong tiếng Nhật?
>>> Phân loại phó từ tiếng Nhật.

Khi học tiếng Nhật, việc phân biệt các cấu trúc てあげる, てもらう và てくれる là rất quan trọng vì chúng không chỉ khác nhau về ngữ pháp mà còn phản ánh thái độ và mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mỗi cấu trúc này đều diễn tả hành động giúp đỡ, nhưng chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của người thực hiện và nhận hành động. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa てあげる, てもらう, và てくれる để sử dụng chính xác và tự nhiên hơn trong giao tiếp hàng ngày.

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau để miêu tả cảm giác hoặc suy nghĩ một cách mơ hồ, và "何だか" (nandaka) và "何となく" (nantonaku) là hai cụm từ thường được sử dụng trong các tình huống như vậy. Tuy có vẻ giống nhau nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách sử dụng và ý nghĩa. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa "何だか" và "何となく" sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày. Cùng Kosei tìm hiểu sự phân biệt giữa chúng để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của bạn nhé!

hiennguyen

うっかり、つい、思わず cả 3 mẫu ngữ pháp này đều dùng để diễn tả hành động hoặc phản ứng vô thức như là “ vô ý, trót, lỡ, ...”. Tuy nhiên, về cách sử dụng thì 3 mẫu này lại mang các sắc thái khác nhau. Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây để biết cách phân biệt các phó từ うっかり、つい、思わず nhé!

hiennguyen

Khi học tiếng Nhật, việc nắm vững ngữ pháp là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc giao tiếp và thi cử. Tuy nhiên, với kỳ thi JLPT N4, nhiều bạn thường gặp khó khăn với một số cấu trúc ngữ pháp dễ bị nhầm lẫn. Kosei sẽ tổng hợp những cái bẫy hay gặp phải trong ngữ pháp N4, giúp bạn nhận biết và luyện tập hiệu quả hơn để vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng!

hiennguyen

Trong tiếng Nhật, あります và います là hai động từ phổ biến, nhưng chúng lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau và có sự khác biệt nhất định về ngữ pháp. Vậy, cách ứng dụng của cấu trúc ngữ pháp của あります và います có khác nhau không? Hãy cùng Kosei khám phá sự phân biệt giữa chúng qua các ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn cách sử dụng và ý nghĩa của từng từ trong những tình huống giao tiếp khác nhau.

hiennguyen