Cách làm bánh gạo Nhật Bản ngon và hấp dẫn
Bánh gạo Nhật Bản là một trong những món ăn truyền thống được người Nhật rất yêu thích và cũng là món ăn phổ biến mà bạn có thể mua được ở bất kỳ nơi nào tại Nhật. Nhưng nếu tự làm thì chi phí sẽ rẻ và đối với bạn nào khéo tay thì có thể ngon hơn đó! Vậy cách làm bánh gạo Nhật Bản thế nào để ngon và hấp dẫn? Hãy cùng Kosei theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Bánh gạo Nhật bản có thật sự ngon như lời đồn?
Món bánh gạo Nhật Bản dù được chế biến với nguyên liệu đơn giản nhưng lại tạo nên một món ăn đặc sản cho xứ sở hoa anh đào. Thành phần nguyên liệu từ bột gạo tương tự như bánh dày của Việt Nam. Nhưng điều khác lạ ở chỗ món bánh gạo Nhật sẽ được nướng lên cho giòn và ăn kèm với sốt đậu đỏ được ninh nhừ.
Hương vị gạo thơm ngon là đặc sắc cho món bánh gạo Nhật Bản. Ở Nhật Bản, họ sử dụng loại gạo có vị dẻo thơm đặc trưng để chế biến nên món bánh gạo này. Vì vậy, khi thưởng thức món bánh này ở Nhật, mọi người sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt cũng như cảm nhận được sự đặc sắc của hương vị gạo tạo nên món bánh này.
Món bánh gạo của người Nhật thường được sử dụng trong những dịp lễ, tết đặc biệt. Món bánh này thường xuất hiện trên các mâm cúng dâng lên các vị thần linh, tổ tiên trong văn hóa tín ngưỡng của người Nhật. Hiện nay, món bánh gạo này trở thành đặc sản trong ẩm thực Nhật mà mọi người có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu khi đặt chân đến Nhật. Có rất nhiều nơi bán bánh gạo trên khắp đường phố Nhật Bản vào buổi tối mà du khách nên một lần thưởng thức.
Hướng dẫn cách làm bánh gạo Nhật Bản
* Nguyên liệu:
- Bột gạo Nhật hoặc bột gạo thường.
- Đậu đỏ.
- Đường.
- Bột đậu nành.
- Sốt mật đen.
* Quy trình thực hiện:
- Cho bột gạo vào một tô lớn và cho lượng nước đun sôi vừa đủ, trộn đều đến khi bột thấm nước hoàn toàn và không bị khô. Cho bột đã trộn ra khuôn và cho vào lò vi sóng trong vòng 1 – 2 phút để bột mềm ra.
- Khi bột đã mềm lấy bột ra khỏi khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi dùng giấy bạc trải vào lò nướng, xếp từng miếng bánh lên trên giấy bạc rồi bọc kín lại, nướng trong vòng 10 phút với 170 độ C cho bánh vàng giòn.
- Đậu đỏ rửa sạch và ngâm từ 3 – 4 giờ và cho vào nồi ninh mềm. Khi đậu mềm thì cho đường vào cùng với bơ, bắt lên chào khác đun lửa nhỏ và khuấy liên tục để tạo thành hỗn hợp sệt thì tắt bếp.
- Cho phần bánh đã nướng ra đĩa và cho phần sốt đậu đỏ lên trên, trang trí thêm hoặc có thể ăn không như vậy cũng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Nên mua bánh gạo Nhật Bản ở đâu của Tokyo?
- Cửa hàng bánh gạo nướng tay Raijindo.
Cửa hàng bánh gạo này sử dụng loại gạo được lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng và mang đến nhiều loại bánh gạo khác nhau. Bánh gạo tại đây mang đến hương vị giòn, thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Bánh được nướng thủ công bằng tay nên mang đến những hương vị và mùi thơm rất đặc trưng.
- Yaketayo.
Là cửa hàng bánh gạo có lịch sử hoạt động lâu đời nhất tại Nhật Bản. Tại đây, bạn có thể thưởng thức với nhiều hương vị bánh gạo khác nhau và các loại bánh gạo cũng được nướng bằng tay mang đến hương vị đặc trưng. Cửa hàng này rất nổi tiếng tại khu vực Tokyo mà du khách không nên bỏ qua.
- Matsuzaki Senbei.
Cửa hàng tại Tokyo này mang đến hương vị bánh gạo truyền thống của người Nhật và cũng là cửa hàng có công thức chế biến riêng với lịch sử hơn 200 năm, mang đến cho mọi người một hương vị rất riêng biệt. Ngoài ra tại cửa hàng này còn có phục vụ trà và các loại đồ uống để sử dụng cùng bánh gạo.
Trên đây là thông tin về cách làm bánh gạo Nhật Bản cũng như lịch sử về món bánh này mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn đọc.
Tin liên quan:
>>> Hướng dẫn cách làm bánh Dango Nhật Bản đúng chuẩn
>>> Các loại bánh mochi hấp dẫn nhất tại Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen