Takoyaki là món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Nhật Bản đã trở thành biểu tượng của Osaka.
Hôm nay cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu ẩm thực của Nhật Bản qua món ăn vặt nổi tiếng này nhé!!
Văn hóa Nhật Bản
>>>Học tiếng Nhật qua truyện cổ tích Bí mật nàng tiên cá
>>>Học tiếng Nhật qua bài hát Trớ trêu
Món ăn vặt Takoyaki của Nhật Bản
Takoyaki là món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Takoyaki là một loại bánh nhỏ, có hình tròn với lớp vỏ ngoài được làm từ bột mì, nhân là hỗn hợp các nguyên liệu tươi ngon như bạch tuộc, bã Tempura, gừng muối và hành lá và còn có cả mùi thơm của bơ. Takoyaki thường được nướng trong máy nướng đến khi có màu nâu vàng hấp dẫn và được phủ lên bề mặt một lớp nước xốt mặn ngọt.
Takoyaki là món ăn đã trở thành biểu tượng của Osaka, thậm chí người dân nơi đây còn lập nên một bảo tàng về loại bánh này. Đến với bảo tàng, bạn sẽ thấy được quá trình hình thành, phát triển của Takoyaki qua từng thời kỳ lịch sử.
Tako nghĩa là bạch tuộc, còn từ yaki có nguồn gốc là từ yaku có nghĩa là chiên hoặc nướng. Tại cách tiệm ăn trên đường phố hay ở trong các nhà hàng, bạn đều dễ dàng tìm được món này. Ngày này, bạn còn có thể mua Takoyaki đóng gói sẵn ở các trung tâm thương mại, siêu thị, hay các cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24.
Nguyên liệu chính của món này là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành chua, bắp cải, gừng và không thể thiếu bạch tuộc. Riêng phần bạch tuộc được luộc trước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, khi ăn có cảm giác giòn, rất ngon.
Thông thường những món bánh của người Nhật rất cầu kỳ và công phu. Thế nhưng Takoyaki lại đơn giản và rất dễ làm. Tuy nhiên để làm ra được những viên bánh tròn vo, phải cần đến tay nghề thành thạo.
Khâu quan trọng nhất chính là dùng một que nhỏ bằng kim loại đảo liên tục, đều tay cho đến khi bánh trở nên tròn và láng mịn. Chính vì sự đặc biệt này mà lớp vỏ bánh rất giòn, phần nhân bên trong luôn nóng hổi và thơm phức.
Khuôn bánh làm Takoyaki có hình bán nguyệt. Những khuôn bánh Takoyaki chuyên dụng của Nhật thường rất to với khoảng 30 khoanh. Tuy nhiên để tiện cho việc chế biến loại bánh này tại nhà, ngày nay người ta đã chế tạo ra những khuôn bánh nhỏ, tiện dụng cho mỗi gia đình.
Bánh Takoyaki khi chín sẽ được bày lên chiếc khay nhỏ, sau đó tưới nước sốt Takoyaki và mayonnaise, cuối cùng người ta sẽ rắc thêm ít vụn cá ngừ khô lên trên cùng. Đặc biệt, loại cá ngừ khô này phải gốc ở Nhật thì bánh mới chuẩn vị. Nhìn những viên bánh tròn xoe, vàng rộm phết lên chút sốt takoyaki nâu nhạt xen lẫn màu xanh của rong biển, màu trắng ngà của vụn cá trông thật ngon mắt.
Cách làm:
Nguyên liệu làm bánh Takoyaki Nhật Bản
– 150g bột Takoyaki (hoặc bột mỳ)
– 250g nước
– 100g bạch tuộc (hoặc mực)
– 40g tôm
– 1 quả trứng
– 40g hành tây
– 2 muống phô mai
– 2 muỗng hạt ngô chin
– Dầu ăn
– Sốt mayonnaise, sốt okonomiyaki, cá bào katsuobushi và bột rong biển aonori của Nhật Bản
– Một vài nguyên liệu yêu thích như bắp cải, nấm,…tùy ý Cách làm bánh Takoyaki Nhật Bản
– Rửa sạch các nguyên liệu đã mua: tôm, bạch tuộc (hoặc mực), các loại rau củ,…
– Tôm và bạch tuộc (hoặc mực) cho vào nồi luộc chín. Sau đó thái nhỏ.
– Tiếp tục thái nhỏ các nguyên liệu khác như phô mai, hành tây, nấm,…
– Chuẩn bị máy nướng Takoyaki (nếu không có bạn có thể dùng khuôn nướng waffle hoặc khuôn muffin và nướng bằng lò).
Tiến hành làm Takoyaki:
– Bước 1: Cho bột Takoyaki (hoặc bột mỳ) cùng với nước, tất cả các nguyên liệu đã thái nhỏ vào âu và trộn đều lên
– Bước 2: Trộn đến khi hỗn hợp bột có độ sánh đặc thì thôi.
– Bước 3: Chuẩn bị khuôn nướng, phết một chút dầu ăn lên từng khuôn.
– Bước 4: Sau khi chuẩn bị xong khuôn nướng, chia và đổ đều hỗn hợp bột vào lần lượt các khuôn. Có thể đổ đầy 1 chút và bánh được đầy đặn.
– Bước 5: Bắc khuôn lên bếp để nướng, nướng yên 1 mặt trong khoảng 3 phút. Sau 3 phút, dùng que tre lật bánh nướng cho tròn đều. Nướng đến khi bánh chín và ngả màu vàng nâu là được.
– Bước 6: Cho bánh ra đĩa, rưới thêm sốt mayonnaise, sốt okonomiyaki, cá bào katsuobushi và bột rong biển aonori để cho đúng hương vị của món ăn và mang ra phục vụ gia đình thôi nào!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá thêm nhiều văn hóa thú vị của Nhật Bản thôi nào: >>> Văn hóa Nhật Bản với chiếc khăn tay
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen