Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Fukuzawa Yukichi - nhà tư tưởng tiến bộ trên tờ 1 man!
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Fukuzawa Yukichi - nhà tư tưởng tiến bộ trên tờ 1 man!

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi - Nhân vật có đóng góp to lớn nhất tới xã hội Nhật Bản trong cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị, giúp nước Nhật từ một nước phương Đông lạc hậu hóa thân thành con rồng châu Á, sánh vai với các nước Đế quốc phương Tây. Ông đã cống hiến hết mình với sự nghiệp giáo dục ở nước nhà, xây dựng cả thế hệ người dân đầy chí khí dân tộc.

Fukuzawa Yukichi - nhà tư tưởng tiến bộ trên tờ 1 man!

Tiểu sử Fukuzawa Yukichi

福澤 諭吉 - Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) sinh ra tại Osaka nhưng khi vừa mới một tuổi, cha ông mất nên cả gia đình phải về Nakatsu. Năm 14 tuổi, ông nhập học theo đúng khuôn mẫu của Nho giáo, nhưng vốn quen với lối sống kinh thành nên cả nhà ông đều khó hòa nhập với nông thôn khi người dân bị áp đặt bởi chế độ phong kiến lãnh chúa lạc hậu. Bởi vì thế mà ông đã nhận thấy sự lỗi thời của chế độ đang kìm hãm sự tiến hóa.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Lúc bấy giờ, vào năm 1853, tàu chiến của Mỹ cập cảng vào Edo dưới sự dẫn dắt của Matthew C. Perry ép buộc Mạc phủ Tokugawa phải mở cửa, giao thương với nước Mỹ. Yêu cầu này phải được thi hành trong vòng 1 năm tới. Về phía Mạc phủ, các lãnh chúa miễn cưỡng chấp nhận bởi biết rằng không đủ sức lực để chống lại các đế quốc phương Tây. Nhưng mặt khác, họ vẫn vừa chuẩn bị quân đội, trang bị vừa mềm mỏng nhượng bộ các yêu sách của nược Mỹ, Auu

Trong thời gian đó, Nhật Bản vẫn theo chính sách bế quan tỏa cảng, duy nhất cảng Nagasaki vẫn được phép giao thương hàng hóa với người Hà Lan. Đó cũng là cửa ngõ duy nhất để ông có thể tiếp thu văn hóa phương Tây. Năm 1854, một năm sau yêu cầu của Hoa Kỳ, ông rời Nakatsu tới Nagasaki nhằm giành lấy cơ hội tiếp cận nền văn hóa mới. Bằng sự nghiên cứu, tìm tòi tiếng Hà Lan, rồi đọc sách vở của người Hà Lan, ông Fukuzawa nhận ra tinh thần học thuật của các nước châu Âu và tiếp thu nhiều tư tưởng liên quan tới nhân sinh quan.

Sau đó, ông tiếp tục đi theo một học giả Hà Lan học nổi tiếng khác, ông Ogata Koean ở Osaka. Những kiến thức uyên bác và cách đối nhân xử thế nhân hậu của vị học giả này đã tác động không nhỏ tới lối suy nghĩ và hành động của ông Fukuzawa.

Khi 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi vâng lệnh lãnh chúa Nakatsu, tới Edo xây dựng trường tư thục để dạy cho con cái của lãnh chúa. Ngày nay, ngôi trường đó chính là trường Đại học Keio ở Tokyo.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Khi Mạc phủ mở thêm hai cảng là Shimoda và Hakodate cho tàu phương Tây qua lại, Fukuzawa được ghé thăm cảng Yokohama và ông đã nhận thấy sự ưu thế được nắm giữ bởi những thương lái Anh, Mỹ thay vì Hà Lan. Vì thế, ông quyết định học tiếng Anh để tiếp cận nền văn minh từ hai đế quốc này. 

Năm 1860, Mạc phủ cử một phái đoàn sang Hoa Kỳ, ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để được đặt chân đến San Francisco trong vòng 1 tháng và trải nghiệm nền văn minh tiên tiến và khoa học kỹ thuật ở Mỹ. Năm 1862, ông tiếp tục đi đến Châu âu và lại sang Mỹ thêm một lần nữa vào năm 1867. Những chuyến đi này giúp ông tích lũy được nhiều kiến thức đa dạng, làm thay đổi cách nhìn của ông về xã hội phong kiến và quyết định phương thức cách tân Nhật Bản của chính ông.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Những đóng góp của ông đối với Nhật Bản

Trong suốt cuộc đời của mình, Fukuzawa Yukichi đã cống hiến công sức vào dịch sách, viết sách và cho ra đời những tác phẩm đóng góp to lớn trong công cuộc khai sáng xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhờ phương thức tư duy mới và trực quan sắc bén,  ông có cái nhìn sâu sắc với các vấn đề trong xã hội, những tác phẩm của ông bộc lộ những nỗi bức xúc của người dân và được họ đón nhận một cách nhiệt tình.

Cuốn sách “Sự tình phương Tây” gồm 10 tập, được chắp bút trong thời gian 1866-1870 là những gì mà ông được tận mắt chứng kiến trong thời gian ở nước ngoài, số lượng sách xuất bản lên tới 250.000 cuốn. Nội dung của cuốn sách thể hiện tổng quan về các nước Tây phương: quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị - xã hội, cơ cấu các giai tầng, giáo dục, pháp luật, lịch sử, khoa học - công nghiệp, quân sự,... Đây được coi là cơ sở để chính phủ Minh Trị thực hiện những cải cách làm thay đổi xã hội Nhật Bản sang mô hình phương Tây.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Trong tác phẩm khác, “Khái lược văn minh luận” được xuất bản vào năm 1875 và “Đổi mới lòng dân” (1879), Fukuzawa Yukichi đã tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử và nguyên nhân phát triển các nền văn minh nhân loại trên khắp thế giới, bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Ông viết về con đường hưng thịnh, suy tàn của Nhật Bản về cuộc sống của người dân trong nền văn minh ở tương lai.

Năm 1873, Fukuzawa Yukichi cùng những nhà trí thức thành lập hội Meirokusha với mục đích nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh niên về tư tưởng, chính trị, kinh tế, luật pháp và giáo dục phương Tây. Họ viết sách, dịch thuật tài liệu, tổ chức diễn thuyết và xuất bản tập san Meroku tạo môi trường tranh luận các vấn đề liên quan.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Fukuzawa Yukichi đã dành phần lớn cuộc đời theo đuổi tư tưởng tiến bộ từ các nước phương Tây. Không chỉ thế, ông còn đem những hiểu biết sâu rộng của mình tới đông đảo thanh niên tạo nên những thay đổi thần kỳ trong xã hội và sự phát triển vượt bậc của một nước châu Á. Với những đóng góp của ông trong sự nghiệp giáo dục, ông được tặng giải thưởng của Hoàng gia Nhật Bản. Toàn bộ số tiền mà ông nhận được ông tặng lại cho trường Keio.

Khuyến học - Cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ thanh niên Nhật Bản

Khuyến học là tác phẩm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới mọi thế hệ người dân Nhật Bản. Cuốn sách này được in 3 triệu bản ngay trong lần đầu tiên xuất bản, lúc đó, dân số Nhật Bản chỉ khoảng 35 triệu người. Người dân Nhật Bản trong thời đại Minh Trị đọc Khuyến học ở mọi lúc, mọi nơi. Chắc chắn đây là cuốn sách gối đầu giường của mọi công dân Nhật trong giai đoạn Duy tân Minh Trị.

Cả cuốn sách tác giả muốn khẳng định vai trò to lớn của việc học và nâng cao dân trí của cả quốc gia. Theo dòng chảy của các chương, ông đề cao sự phát huy tinh thần dân tộc, nhấn mạnh sự thống nhất tinh thần dân tộc giữa người dân và chính phủ. Bên cạnh đó, ông còn phê phán tâm lý thờ ơ với vận mệnh đất nước, sự dựa dẫm vào chính phủ. Ông cực kỳ lên án những phong tục tập quán lạc hậu: coi trọng đẳng cấp, trọng nam khinh nữ, những thói quen khó bỏ bởi ảnh hưởng ăn sâu của Nho giáo vào tính cách con người.

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Ông khuyến khích mọi người tự học, việc học là sự nghiệp cả đời, kiến thức không phải chỉ để làm giàu cho bản thân mà còn giúp đời, giúp xã hội, ngoài chăm lo cho bản thân, gia đình, mỗi người phải có ý thức về bổn phận đối với xã hội, đất nước.

Mặc dù cuốn sách được viết từ thế kỷ trước nhưng những quan điểm, tư tưởng của ông luôn khiến người đọc trầm trồ bởi tính chính xác và sự hiện diện của những hiện tượng mà ông đề cập vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay. Những tư tưởng mới mẻ của ông trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ truyền thống, giúp loại bỏ tư tưởng lạc hậu còn xuất hiện trong đời sống. 

 

nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi

 

Khuyến học là một cuốn sách mà ngay cả  người Việt cũng nên đọc. Đọc để hiểu tại sao Nhật Bản lại có sự phát triển thần kỳ như thế nào từ một nước phương Đông lạc hậu tới một cường quốc ở châu Á. Đọc để xây dựng một thói quen tự học, một chí khí dân tộc, phấn đấu vì quốc gia hùng mạnh, sánh vai với năm châu.


>>> Nhà văn Natsume Soseki - người được vinh danh trên tờ 1000 yên Nhật!

>>> Những truyền thuyết đáng sợ của Nhật Bản về yêu quái

>>> Tengu - Nhân vật huyền bí trong những câu chuyện dân gian Nhật Bản

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị