Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có như bạn nghĩ?
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật Bản Có Như Bạn Nghĩ?

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Có người nói: “ Một người Nhật chưa chắc giỏi hơn một người Việt nhưng ba người Nhật chắc chắn hơn ba người Việt”. Cùng Kosei tìm hiểu Văn hoá danh nghiệp Nhật Bản qua bài viết sau để tìm hiểu vì sao lại vậy nhé!

Khái quát về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị tinh thần của một doanh nghiệp, được xây dựng trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành chuẩn mực, chi phối các quan niệm và hành vi kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp có 3 phần chính:

- Tầm nhìn.

- Sứ mệnh.

- Giá trị cốt lõi.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố:

- Hữu hình: Là đồng phục công ty, các nghi thức hay các hoạt động. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện qua bài hát hay tập san nội bộ.

- Vô hình: Là thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong công ty.

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có những yếu tố nào?

Triết lí kinh doanh

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

Bất kỳ doanh nghiệp nào của Nhật Bản cũng đều có triết lý kinh doanh. Điều đó có thể được hiểu như sứ mệnh của doanh nghiệp trong sự nghiệp kinh doanh, đó là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và cả xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt có ý nghĩa trong việc định hướng cho kinh doanh trong cả một thời kỳ phát triển.

Thông qua triết lý kinh doanh,  doanh nhân có thể tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết tất cả mọi người và giúp khách hàng biết đến doanh nhân nhiều hơn.

Các doanh nhân luôn ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, bản sắc doanh nhân.

Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp – doanh nhân – khách hàng – đối tác – cấp trên – cấp dưới, thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí và đường lối. Để các mối quan hệ trở nên hài hòa, các doanh nhân Nhật Bản thường tìm hiểu kỹ các bên và tìm ra các giải pháp tối ưu để tránh xảy ra những xung đột đối đầu. Các bên có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình, đôi bên đều có lợi.

Nghệ thuật đối nhân xử thế

Giật mình với Văn hóa doanh nghiệp ở Nhật bản, có như bạn nghĩ?

Trong các mối quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng.

Mọi người đều có  ý thức rõ ràng về cách đối nhân xử thế, không được phép xúc phạm người khác, cũng không nhất thiết buộc ai đó phải đưa ra những cam kết cụ thể. Thế nhưng, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo dức doanh nhân đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.

Người Nhật Bản có quy tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình. Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh, không phê bình khiển trách tùy tiện, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, có hậu quả rõ ràng. Việc phê bình phải được tiến hành một cách hòa hợp và không đối đầu.

Tham khảo:

>>> Văn hóa Honne - Tatemae trong ứng xử của người Nhật

>>> Văn hóa cộng đồng của người Nhật

>>> Văn hóa kinh doanh Nhật Bản có gì?

Phát huy tính tích cực của nhân viên

Người Nhật cho rằng, bất cứ ai cũng đều tồn tại cả hai mặt đối lập giữa tốt và xấu, tài năng dù ít nhưng đều tồn tại trong mỗi khối óc, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim.

Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quý giá nhất, đó là nguồn động lực quan trọng làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Người Nhật đã quá quen thuộc với câu nói: Sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến vô cùng quan trọng, chẳng kém gì tính hiệu quả của nó mang lại. Bởi vì, đó là điều cốt lõi khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại nếu không có động lực và không tìm thấy sự đóng góp của mọi người.

Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo

Giật mình với Văn hóa doanh nghiệp ở Nhật bản, có như bạn nghĩ?

Phong cách cũng như đường lối kinh doanh của người Nhật luôn lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng.

Mô hình doanh nghiệp tại Nhật Bản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa các doanh nghiệp rất đa dạng và hiệu quả. Hay đó là sự liên kết ngang hàng giữa các công ty mẹ, nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, nhằm tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn và các đối thủ mạnh. Sự liên kết này cho thấy rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường cũng như việc kết hợp hài hòa các lợi ích.

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có tầm ảnh hưởng thế nào?

Ảnh hưởng đến tài nguyên đất nước

Do nằm trong vành đai núi lửa, Nhật Bản là nước có ít tài nguyên và chịu nhiều thiên tai. Vì sự thiếu thốn đó mà đã tạo nên ý chí sắt đá của con người Nhật, họ có khuynh hướng du nhập và kế thừa phát triển văn hóa của đất nước khác thành của riêng mình.

Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa hài hòa giữa Phương Đông và Phương Tây. Chính vì điều này mà cũng sẽ ảnh hưởng tới tính cách phức tạp của người Nhật Bản.

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Sau khi thua trận tại thế chiến thứ hai, người Nhật đã phải chịu rất nhiều tổn thất. Vì vậy, sự kiện này lại khiến Nhật Bản đoàn kết hơn, cùng cố gắng phát triển đất nước, họ đề cao lao động, tôn vinh những cá nhân hi sinh vì xã hội.

Văn hóa hi sinh vì xã hội, vì công ty đã in sâu trong suy nghĩ người Nhật. Nhờ thế, nước Nhật mới có thể phát triển thành một cường quốc như bây giờ.

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

Ảnh hưởng của ngôn ngữ tới văn hóa

Tiếng Nhật có rất nhiều từ ngoại nhập, được thể hiện qua chữ Kanji hay Katakana. Chính vì thế, người Nhật cũng cần cần trọng khi phát biểu. Họ ít khi nói thẳng mà thường hay nói bóng gió, ngầm thể hiện chính kiến của mình.

Những điều cần lưu ý trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

văn hóa doanh nghiệp nhật bản

1. Luôn luôn giữ chữ tín, giữ lời hứa dù chỉ là những việc nhỏ nhất

Người Nhật có nguyên tắc về thời gian. Khi họ hứa sẽ làm xong việc vào đúng thời gian nào đó, thì chắc chắn họ sẽ thực hiện đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.

Nếu không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên nên làm là xin lỗi, cho dù bất cứ lý do gì, sau đó mới tìm cách giải thích.

2. Trao đổi, đàm phán kĩ lưỡng và làm việc rất máy móc

Nhật bản nổi tiếng là đất nước cẩn thận. Cho dù đó là công ty thương mại đơn thuần thì khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa tới tận nơi sản xuất chứng kiến toàn bộ khâu tổ chức, sản xuất.

3. Coi trọng việc gặp mặt trước khi hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc

4. Văn hóa trao danh thiếp

Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới. Chính vì vậy, khi trao đổi công việc với người Nhật, để tránh gây ấn tượng không tốt là không có hay hết danh thiếp thì tốt nhất là bạn nên chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình và trao danh thiếp ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Khi đưa danh thiếp, bạn phải đưa và nhận bằng cả hai tay, trong suốt cuộc gặp gỡ  thì danh thiếp phải được để trên bàn.

văn hóa doanh nghiệp nhật bản, hiệp hội doanh nghiệp nhật bản, doanh nghiệp nhật bản

5. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật

Do người Nhật coi trọng bản sắc văn hóa của mình nên nếu đối tác sử dụng được tiếng Nhật thì sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ. Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số người biết nói tiếng Anh rất ít.

6. Coi trọng giờ hẹn

Khi làm việc với người Nhật, bạn nên chủ động lựa chọn phương tiện và thời gian đảm bảo để tránh trễ hẹn với bất kỳ lý do nào. Tốt nhất là bạn nên đến sớm trước 5 phút, điều này được xem là sự tôn trọng và coi trọng cuộc hẹn với họ.

7. Gửi thiệp chúc mừng

Bạn có thể gửi thiệp chúc mừng năm mới hay giáng sinh nhưng chú ý phải gửi trước ngày lễ. Đây cũng là một nét văn hóa ở các công ty Nhật Bản trong văn hóa giao tiếp.

8. Sự hòa thuận

Trong giao tiếp, người Nhật không muốn đối đầu, tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyết đối vào quyết định của tập thể, không nói ra cảm xúc thật vì muốn duy trì  sự hòa thuận.

Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết định sau khi nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định cuối cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành vì nó thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của cả tập thể.

Ngoài ra, người Nhật không thích tranh cãi vì không bao giờ tách mình khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng sẽ bị coi là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng và lịch sự.

Trên đây là thông tin về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản mà Kosei cung cấp. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc về văn hóa Nhật Bản.

Học tiếng Nhật giao tiếp khi phỏng vấn qua bài sau cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha: 

>>> Một số câu hỏi khi phỏng vấn bằng tiếng Nhật

>>> 6 quy tắc cần lưu ý khi trả lời phỏng vấn tại các công ty Nhật Bản

>>> 35 Từ vựng tiếng Nhật thông dụng trong công ty

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị