Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Irimame – “lá bùa hộ mệnh” của người dân Nhật Bản những ngày đầu xuân
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Irimame – “lá bùa hộ mệnh” của người dân Nhật Bản những ngày đầu xuân

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Irimame được biết đến rộng rãi như một “lá bùa hộ mệnh” của người dân Nhật Bản những ngày đầu xuân thông qua lễ hội Setsubun. Giờ thì hãy theo chân Kosei tìm hiểu về lễ hội độc đáo này nhé!

Irimame – “lá bùa hộ mệnh” của người dân Nhật Bản những ngày đầu xuân

 

irimame lá bùa hộ mệnh

 

Lễ hội ném đậu là một trong những lễ hội truyền thống vô cùng thú vị của Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của mùa xuân, đánh dấu sự kiện văn hóa lớn được tổ chức rộng rãi tại các đền, chùa và trên khắp đất nước Nhật mỗi dịp xuân về.

Vào ngày tổ chức lễ hội, những người tham gia thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki. Theo quan niệm của người Nhật, đậu mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và các linh hồn xấu hay điềm xui xẻo. Bên cạnh đó, người ta sẽ ăn đậu nành tương ứng với số tuổi rồi cộng thêm một hạt với ý nghĩa mang may mắn đến trong năm mới.

Tại các đền, chùa, người ta thường mời những người nổi tiếng, các đấu vật sumo tham gia vào nghi lễ và được truyền hình trực tiếp trên cả nước.

 

irimame lá bùa hộ mệnh

 

Setsubun trong tiếng Nhật có nghĩa là “giao mùa”, đây là một lễ hội được tổ chức vào ngày 3 hoặc 4 tháng 2, một ngày trước khi bắt đầu mùa xuân theo âm lịch Nhật Bản. Được biết, lễ hội bắt nguồn từ truyền thống tsuina, ngoài tổ chức tại các đền chùa, lễ hội còn được thực hiện tại các gia đình của người Nhật. Người đứng ra tiến hành các nghi thức lễ hội là người đàn ông có tuổi hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp, cũng có thể là trưởng nam, người tiến hành rắc đậu được gọi là Toshiotoko.

 

irimame lá bùa hộ mệnh

 

Nhiều năm qua, người Nhật đều dùng Irimame để xua đuổi tà ma cùng những xui xẻo. Trong tiếng Nhật, Irimame là đậu nành nướng, được rắc vào một thành viên của gia đình, người này sẽ đeo mặt nạ quỷ Oni hoặc cũng có thể rắc khỏi cửa nhà. Khi rắc, người Nhật sẽ đọc một câu thần chú “Oni wa soto! Fuku wa uchi” (ma quỷ hãy đi ra, may mắn xin mời vào). Theo quan niệm của người Nhật, sau khi làm lễ thì phải ăn hạt đậu mới mong có được may mắn, mỗi hạt đậu tượng trưng cho một tuổi, một số nơi lại ăn thêm một hạt với mong muốn năm mới sẽ ngập tràn niềm vui.

 

irimame lá bùa hộ mệnh

 

Buổi tối lễ hội setsubun có tục ăn Ehomaki hay Futomaki – tên gọi một loại sushi cuốn rong biển rất phổ biến, phong tục này xuất hiện ở Kansai từ thời Edo. Những nét đẹp truyền thống vẫn giữ được cho đến tận ngày nay, họ sẽ không cắt Futomaki thành khoanh như thường lệ, bởi họ mong muốn may mắn được trọn vẹn.

Futomaki cần 7 loại nhân khác nhau, đó là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe. Người Nhật tin rằng 7 loại nhân sẽ tượng trưng cho 7 vị thần may mắn. Trong lúc ăn, tất cả mọi người đều giữ im lặng để may mắn đến một cách trọn vẹn. Điều đặc biệt là khi ăn Ehomaki, người Nhật không thể thiếu chiếc la bàn, bởi theo truyền thống khi ăn Ehomaki, người ta thường quay về hướng Eho, đây là hướng của sự may mắn.

Mỗi nước đều có những phong tục, tín ngưỡng riêng, nhưng ta luôn thấy được những nét đặc biệt tại Nhật Bản, đúng không? Đọc thêm về văn hóa Nhật tại đây

>>> Văn hóa người Nhật Bản: 3 chữ "nhẫn" nhưng rồi cũng "tức nước vỡ bờ" 

>>> Lễ hội Tuyết Sapporo - một nét đẹp không thể thiếu tại Nhật Bản 

>>> 6 điểm nổi bật trong văn hóa của người Nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị