Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Kitsune no men (狐の面) – Mặt nạ cáo trong văn hóa Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Kitsune No Men (狐の面) – Mặt Nạ Cáo Trong Văn Hóa Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu ý nghĩa đằng sau mặt nạ cáo trong văn hóa Nhật Bản nhé! Những chiếc mặt nạ cáo Nhật Bản với đôi mắt viền đỏ xếch lên và nụ cười thường trực vừa cao quý lại vừa bí hiểm, không thể biết được nhân cách nào đang ở phía sau. Hãy cùng tìm hiểu về Kitsune - Văn hoá Nhật Bản trong bài viết sau đây nhé!

Kitsune no men – Mặt nạ cáo

Những chiếc mặt nạ cáo Nhật Bản với đôi mắt viền đỏ xếch lên và nụ cười thường trực vừa cao quý lại vừa bí hiểm, không thể biết được nhân cách nào đang ở phía sau.

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Mặt nạ Cáo (狐の面)không chỉ là chiếc mặt nạ minh họa gương mặt của một con cáo, mà đây còn là một hình ảnh có nhiều sự liên hệ đến tôn giáo và giá trị văn hóa dân gian Nhật Bản.

Hình tượng loài cáo trong quan niệm của người Nhật mang hàm ý về sự mâu thuẫn trong hành vi, nhân cách. Nó có lúc nhân từ (mặt tốt), và cũng có khi lại vô cùng ác ý (mặt xấu).

Mặt nạ cáo cũng có nhiều loại như: Hahakitsune (Cáo mẹ), Gin-Tenko (Cáo bạc), Kinko (Cáo vàng), Hakuko (Cáo trắng), Tenko (Thiên cáo), Ryuko (Cáo rồng), Samurai Fox, Jiko (Cáo lớn)

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Theo quan niệm trong Thần đạo (Shinto), cáo là sứ giả của thần Inari (稲荷大神 – Đạo Hà Đại Thần), vị thần bảo trợ cho gạo, nông nghiệp và sự màu mỡ của đất đai. Các vị thần cũng có thể hiện thân dưới hình dáng một con cáo. Cáo đem lại những mùa màng bội thu, và cũng là một biểu tượng của sự giàu có. Các bức tượng cáo như một phần của các đền thờ thần Inari, và người dân sẽ dâng gạo lên để xoa dịu chúng. Các lễ hội vào mùa gặt thường diễn ra vào thời gian giữa mùa hạ và mùa thu hàng năm.

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Có truyền thuyết kể rằng nếu một người tặng lễ vật cho một linh hồn cáo thì có thể biến nó trở thành bề tôi của mình. Cáo cũng nổi tiếng là những tên trộm khéo léo. Vào thời xưa, nếu hộ gia đình nào nuôi cáo có thể bị tố cáo là ăn trộm hay là thực hiện các loại tà thuật. Còn các nhà giàu có thì bị cho là đã thực hiện giao ước với linh hồn cáo.

Mặt nạ cáo thường được dùng trong các dịp lễ hội. Tiêu biểu như Lễ hội Cáo tại đền Oji Inari. Tương truyền, vào đêm giao thừa, tất cả các con cáo trên khắp đất nước sẽ cải trang thành người thường để đến diện kiến thần Inari tại đền Oji.

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Cũng có các câu chuyện dân gian kể rằng, loài cáo thích biến hình để lừa con người. Chúng có thể hóa thành các thầy tu để lừa dân làng, hoặc biến thành một người phụ nữ xinh đẹp để dụ dỗ đàn ông. Những hiện tượng tự nhiên trái mùa như mưa giữa ngày nắng được miêu tả những trò ngịch ngợm của cáo.

Thời xưa, Kitsune (狐)(cáo) và Tanuki (狸)(lửng) được cho là một loài duy nhất gọi là Hồ ly - Kori (狐狸). Nhưng rồi chúng tách ra và trở thành kẻ địch, đối đầu nhau và mang trong mình khả năng biến hình cũng như những sức mạnh siêu nhiên.

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Ngày nay, mặt nạ cáo cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa đại chúng như âm nhạc, hội họa, truyện tranh…

mặt nạ cáo trong văn hóa nhật bản, kitsune văn hoá nhật bản

Có ai mà không quen thuộc với chàng trai đeo mặt nạ cáo mà năm ấy chúng ta cùng theo đuổi này đúng không.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá: 

>>> Câu chuyện u ám đằng sau những chiếc mặt nạ truyền thống của Nhật Bản 

>>> Anime, Manga – Nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản (Phần 1)

>>> 5 bất ngờ về Lễ hội Hina Matsuri truyền thống lâu đời ở Nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị