Mottainai - Bí quyết làm giàu của người Nhật Bản
Mottainai bí quyết làm giàu Nhật Bản là cường quốc mạnh về kinh tế của người Nhật sẽ được Kosei tiết lộ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mottainai - Bí quyết làm giàu của người Nhật Bản
Mottai nai là một thuật ngữ dùng để chỉ sự lãng phí, nó có nghĩa là “đừng lãng phí” và nó nhằm hướng tới các hoạt động: tái sử dụng, tái chế và giảm lạm dụng.
Mottainai chính là cách tiếp cận của riêng người Nhật Bản với khái niệm đồ bỏ đi nhằm mục đích nâng cao nhận thức về môi trường. Mottainai biểu lộ cho cảm giác hối hận khi lãng phí giá trị của một thứ đồ nào đó.
Để đảm bảo hiệu quả việc tiết kiệm, người Nhật đã dựng lên các chợ trời chuyên buôn bán trao đổi các sản phẩm đã qua sử dụng. Nó trở thành địa điểm lý tưởng của các bà nội trợ tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
Cách người nhật làm Mottainai
Đối với người Nhật Bản, Mottainai không chỉ là một khẩu hiệu bởi nó vừa tập trung vào việc tránh lãng phí mà còn thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và lòng biết ơn của con người với nguồn tài nguyên quý giá.
Mottainai giống như là một thông điệp Nhật Bản muốn gửi gắm đến tất cả người dân Nhật Bản và toàn thế giới rằng: “Đừng lãng phí, hãy tiết kiệm dù là thứ nhỏ nhất thì sẽ đến lúc có được gia tài lớn”.
Người Nhật luôn ghi nhớ trong đầu và phản ánh nó bằng nhiều cách khác nhau. Có thể bạn chưa biết, ở Tokyo sầm uất, rất nhiều tòa nhà thay vì dội bồn cầu bằng nước nối trực tiếp từ bể chứa, đã chuyển qua sử dụng nước thải để thay thế.
Khoảng 10 năm trở lại đây, người Nhật còn sử dụng một loại vải từ thế kỷ 8, có tác dụng rất tốt trong việc bọc giữ đồ đạc để thay thế túi nhựa và bao bì giấy rất hiệu quả.
Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2015 nhà chức trách nước này đã yêu cầu các nhân viên văn phòng áp dụng phong cách thoải mái, mát mẻ đi làm. Cụ thể là họ có thể bỏ cà vạt, áo sơ mi, quần âu để cơ thể được mát mẻ và không cần phải sử dụng điều hòa.
Nhân viên văn phòng được phép ăn mặc thoải mái tới công ty thay vì bị bó buộc trong hình tượng dân công sở. Mục đích chính là để họ cảm thấy thoải mái, mát mẻ và dùng ít điều hòa đi thôi.
Cách người dân Nhật áp dụng Mottainai trong đời sống sinh hoạt
Tiết chế chi tiêu trong gia đình: Người Nhật thường không mua sắm phung phí, họ tự tay làm hết mọi việc trong gia đình mà không cần thuê người giúp việc. Họ quan niệm tiền lẻ không có nghĩa là chẳng làm được việc gì, những món tiền lẻ được họ tích cóp lại thành một khoản tiền lớn. Bên cạnh đó, các bà nội trợ Nhật còn luôn vạch sẵn những thứ cần mua trước khi đi chợ.
Giảm thịt trong khẩu phần ăn: Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác có giá thành thịt cao hơn các loại rau củ. Chính vì thế, người Nhật luôn cố gắng giảm thiểu lượng thịt trong khẩu phần ăn mỗi khi có thể. Một số gia đình có 1 hoặc 2 ngày mỗi tuần chỉ ăn rau để tiết kiệm.
Giảm thiểu những vật dụng không cần thiết: Các căn hộ tại Nhật cũng không lớn, họ thích những căn hộ kiểu truyền thống, kích thước nhỏ và có vị trí tiện lợi cho công việc, sinh hoạt.
Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ "thừa" bên trong căn nhà của người Nhật. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng.
Tiết kiệm cho thế hệ sau: Tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp, nhưng với gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành dụm hết cho con cái của mình. Cha mẹ luôn luôn đầu tư cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để các thế hệ sau không nghèo khó.
Ở Việt Nam, Báo phụ nữ Việt Nam là đơn vị tổ chức chương trình Mottainai theo hoạt động thường niên nhằm khuyến khích mọi người sử dụng sản phẩm tái chế, bảo vệ môi trường, hướng tới mục đích nhân đạo. Năm nay, Mottainai sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tại phố đi bộ Hồ Gươm.
Nhờ đức tính tiết kiệm mà người Nhật luôn đứng vị trí cao trong top các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Tìm hiểu về đức tính của người Nhật tại đây nhé!
>>> Văn hóa người Nhật Bản: "Nhẫn" đến mấy rồi cũng "tức nước vỡ bờ"
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen