Nghi thức văn hoá đám tang ở Nhật Bản
Văn hoá đám tang ở Nhật Bản rất khác Việt Nam về quy tắc ăn mặc, thăm viếng, trình tự ma chay,... Khi sinh sống ở Nhật Bản, bạn cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này để hiểu sâu sắc hơn văn hóa của người Nhật. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đám tang ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?
Văn hóa đám tang ở Nhật Bản được diễn ra nghiêm túc, long trọng và không khí nghiêm trang. Cả chủ nhà và người tham gia đám tang đều rất lịch sự, chú ý về cử chỉ, không gian khi tổ chức lễ tang cho người Nhật. Một đám tang ở Nhật diễn ra với những bước cơ bản như sau:
- Giọt nước của khoảnh khắc cuối cùng - 末期の水 - matsugo no mizu được thực hiện bởi người thân trong gia đình người đã nằm xuống. Người chết được làm ẩm môi trước hoặc sau khi chết bằng một cách nào đó thật cẩn thận, nghiêm túc.
- Sửa soạn cho người đã khuất bằng cách tắm rửa, liệm hoặc trang điểm nếu gia đình có yêu cầu. Người chết được mặc kimono màu trắng, vạt áo trái đặt trước, vạt áo phải đặt lên trên và mọi thứ đều phải là màu trắng.
- Lễ nhập quan – là lễ nhỏ được thực hiện khi đặt thi thể người chết vào bên trong quan tài. Đá khô được chuẩn bị cùng với đồ kimono trắng, dép, đồ mã và những món đồ người đã khuất ưa thích, 6 đồng xu được đặt bên trong quan tài với ý nghĩa giúp người chết vượt sông âm phủ nhanh.
- Lễ tang và lễ tiễn biệt được thông báo đến tất cả bạn bè, người quen và được tổ chức bởi con trai cả hoặc một người phù hợp nào đó.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tham dự đám tang ở Nhật Bản
Trang phục tham dự đám tang
Trang phục đám tang Nhật cần phải tuân theo nguyên tắc: lịch sự, kín đáo, chân thành. Người tham dự đám tang cần mặc đồ vest đen cùng một khăn tay nhỏ màu trắng nếu là nam giới, còn nếu là nữ giới bạn nên mặc váy liền đen dài qua gối, áo khoác đen, tất liền màu đen và khăn tay nhỏ màu trắng đi giày thấp.
Trường hợp là trẻ em hoặc học sinh tham gia lễ tang ở Nhật nên chọn đồng phục đi học, người lớn tuổi thường mặc Kimono kèm theo thắt lưng có màu đen.
Chuỗi cầu nguyện
Chuỗi cầu nguyện là một vật dụng không thể thiếu khi tham dự tang lễ hoặc ăn đám giỗ tại Nhật Bản. Bạn có thể mua trước vật này cho mình sử dụng với số tiền khoảng 1,500 yên cho đến vài trăm vạn yên Nhật.
Tiền phúng điếu
Khi tham dự đám tang ở Nhật bạn nên chuẩn bị riêng cho mình phong bì để phúng điếu bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc những cửa hàng 100 yên. Số tiền sử dụng để phúng điếu được đặt đủ vào phong bì và điền tên của mình lên mặt trước. Phúng điếu dành cho ông bà thường là 10,000 yên, bố mẹ là 100,000 yên, anh chị em là 50,000 yên, họ hàng là 10,000 yên và đồng nghiệp là 5,000 yên.
Trình tự quá trình tham gia đám tang ở Nhật dành cho khách
- Đầu tiên khi đặt chân đến đám tang Nhật Bản bạn cần trao phong bì tiền phúng điếu cho người nhà của người đã khuất hoặc đặt phong bì tại quầy lễ tân. Bạn sẽ nhận lại một món quà nhỏ được gọi là quà đáp lễ sau khi đã được ghi tên vào trong danh sách.
- Tiếp theo, bạn hãy lần lượt chào hỏi người thân trong gia đình người đã khuất và bước vào bên trong khu vực lễ đường. Bạn sẽ tiến hành đi quanh thi hài người đã khuất, ngồi ghế và nghe sư thầy đọc kinh cầu nguyện với chuỗi cầu nguyện được cầm trong tay, bàn tay chắp lại để cầu nguyện cho người đã mất.
- Sau đó, thắp hương tiễn biệt sau khi sư thầy đọc lời cầu nguyện trên đài hòa được chuẩn bị trước. Cuối buổi lễ tang, người đứng ra tổ chức tang lễ sẽ phát biểu cảm nghĩ, lời cảm ơn, xin lỗi với tất cả các quan khách có mặt tại buổi lễ và kết thúc nghi thức thăm đám tang ở Nhật Bản.
Trên đây là một số thông tin về văn hoá đám tang ở Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọn, bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Văn hoá Nhật Bản khi tiếp xúc với người Nhật
>>> 6 vị thần quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng Nhật Bản
>>> Khám phá những thành tựu của văn hóa Nhật Bản thời Edo
>>> 50 sự thật thú vị về văn hóa Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen