Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 - Bài 42: Cấu Trúc Thể Hiện Mục Đích
Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học về các cấu trúc ngữ pháp dùng để thể hiện mục đích trong câu tiếng Nhật qua bài ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 42 sau đây nhé!
Cấu trúc thể hiện mục đích trong tiếng Nhật
1. ~ために: để
Cách dùng: Đây là mẫu câu thể hiện mục đích trong tiếng Nhật. Mệnh đề trước đi với ために là mệnh đề, biểu hiện mục đích, mệnh đề sau biểu hiện hành vi có ý chí để thực hiện mục đích ấy.
a. V1 るために、V2: để thực hiện V1 thì V2
Cách dùng: Động từ đi trước 「ために」 là động từ thể từ điển và là những động từ mang tính ý chí thể hiện 1 mục đích nào đó.
Ví dụ:
(1) 来年(らいねん) 世界(せかい)旅行(りょこう)をするために、今(いま) お金(かね)をためています。
Bây giờ tôi đang tiết kiệm tiền để năm sau đi du lịch.
(2) 漢字(かんじ)を勉強(べんきょう)するために、辞書(じしょ)を 買(か)いました。
Tôi đã mua từ điển để học chữ Hán.
b. N のために、V
Khi kết hợp với danh từ, mệnh đề 「N のために」mang 2 ý nghĩa:
- Nếu là những danh từ chỉ sự việc, thì mệnh đề này cũng thể hiện mục đích (giống với mẫu cầu với động từ「V るために」).
(1) 健康(けんこう)のために、たばこを やめた。Tôi bỏ thuốc lá (để) cho khỏe.
(2) 発表(はっぴょう)の準備(じゅんび)のために、本(ほん)を借(か)りました。Tôi đã mượn sách để chuẩn bị phát biểu
- Nếu là những danh từ chỉ thiên tai... thì mệnh đề này thường thể hiện nguyên nhân, lý do.
(3) 台風(たいふう)のために、木(き)が倒(たお)れた。Cây đổ tại (vì) bão.
- Nếu là danh từ chỉ người… thì mệnh đề sau là hành vi được thực hiện vì lợi ích của đối tượng đó.
(4) 家族(かぞく)のために,一生懸命(いっしょうけんめい)働(はたらき) かなければなりません。
Tôi phải cố làm việc hết sức vì gia đình.
(5) 奥(おく)さんのために、 新(あたら)しいバイクを買(か)うつもりです。
Tôi định mua 1 chiếc xe máy mới vì/cho vợ.
Chú ý: Trong mẫu câu 「~ために」, nếu mệnh đề trước là động từ không có tính ý chí hay là các hiện tượng tự nhiên thì mệnh đề đó không phải chỉ mục đích mà sẽ trở thành mệnh đề chỉ nguyên nhân, lý do.
(6) 毎日(まいにち)雨(あめ)が降(ふ)ったために、橋(はし)が 壊(こわ)れた。Cây cầu bị hỏng do ngày nào trời cũng mưa.
2. V るのに 使います/便利です...
N に 使います/必要です...
Ý nghĩa: (sử dụng) vào việc gì / (có lợi) cho việc gì / (cần thiết) cho cái gì.
=> Có ý nghĩa na ná như các mẫu câu 「とき」(bài 23) hay「場合(ばあい)」(bài 45).
Cách dùng: trợ từ「に」có thêm ý nghĩa thể hiện mục đích. Nếu kết hợp với danh từ thì dùng 「Nに」, nếu kết hợp với động từ thì dùng phương pháp “danh từ hóa động từ” (「曲げるのに」).
Lưu ý: riêng với các động từ nhóm III có dạng「Nします」thì khi kết hợp, không kết hợp theo kiểu 「Nするのに」mà ghép thẳng thành「Nに」.
VD:
勉強(べんきょう)します=> 勉強に.
修理(しゅうり)します=>修理に.
Về ý nghĩa thể hiện mục đích, mẫu câu này khá giống với 「(の)ために」nhưng không mạnh mẽ bằng và mệnh đề sau của mẫu câu này thường chỉ giới hạn ở 1 số động từ, tính từ mang tính trạng thái như:
・「~ に使(つか)います」(cách sử dụng)
・「~ に便利(べんり)です、必要(ひつよう)です、いいです、役(やく)に立(た)ちます…」(đánh giá)
・「~ に(時間、お金)がかかります」(tính toán)...
Ví dụ:
a) (N は)Vるのに使います: Cách sử dụng
(1) このはさみは紙(かみ)を切るのに使います。 Cái kéo này dùng để cắt giấy.
(2) この ミキサーは使うんですか。Cái máy trộn này dùng để làm gì thế?.
…原料(げんりょう)をまぜるのに使います。 Dùng để trộn nguyên liệu.
b) (N は)V るのに便利です/必要です/いいです/役に立つ: đánh giá
(1) この辞書(じしょ)は漢字(かんじ)を調(しら)べるのに便利(べんり)です。Cuốn từ điển này rất tiện cho việc tra chữ Hán.
(2) この本(ほん)は日本(にほん)のことを知(し)るのに 役(やく)に立(た)ちます。Quyển sách này có ích cho việc tìm hiểu Nhật Bản.
c) (N は)V るのに(時間、お金)がかかります: tính toán
この時計(とけい)は 直(なお)すのに1週間(しゅうかん)かかります。 Cái đồng hồ này phải mất 1 tuần để sửa.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây!
>>> Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N4 về khuyên bảo, đề nghị: Vましょう・Vよう/ Vませんか/ Vましょうか
>>> Tổng hợp 7 cách sử dụng thể た trong ngữ pháp tiếng nhật N4,N5
>>> Tổng hợp 15+ cách sử dụng thể て trong ngữ pháp tiếng nhật N4, N5
3. Phân biệt 「~ように」(bài 36) với「~ために」
Sự giống nhau:
- Mệnh đề trước là mục đích của mệnh đề sau, mệnh đề sau là hành vi để đạt được mục đích ấy.
- Động từ được sử dụng ở mệnh đề trước là động từ có tính ý chí. Còn ở mệnh đề sau, cả động từ có tính ý chí và động từ không có tính ý chí đều sử dụng được.
- Cả「~ように」và「~ために」đều đi với động từ ở thể từ điển. (Người ta không hay dùng dạng 「V ないために」)
Ví dụ:
自分(じぶん)の店(みせ)を持(も)つために、貯金(ちょきん)しています。Tôi để dành tiền để mở cửa hàng riêng cho mình
Người nói có chủ ý “mở cửa hàng”, lấy đây là mục đích và “để dành tiền” để đạt được mục đích này.
自分の店が持てるように、貯金しています。Tôi để dành tiền để có thể mở cửa hàng riêng cho mình
Người nói lấy trạng thái “có thể mở cửa hàng” làm mục tiêu và “để dành tiền” để tiến gần tới trạng thái đó.
Sự khác nhau:
Ở mệnh đề trước – mệnh đề thể hiện mục đích của mẫu câu 「~ように」có thể sử dụng cả động từ không có tính ý chí.
Ví dụ:
弁護士(べんごし)になるために、法律(ほうりつ)を勉強(べんきょう)しています。Tôi học luật để trở thành luật sư.
日本語(にほんご)が上手(じょうず)になるように、毎日勉強(まいにちべんきょう)しています。Hàng ngày tôi học để có thể giỏi tiếng Nhật.
4. Động từ có tính ý chí và động từ không có tính ý chí
- Động từ có tính ý chí là động từ thể hiện những động tác, hành động mà ý chí của con người có thể điều khiển được… VD: たべる(ăn), のむ (uống), いく (đi), つくる (tạo ra), ねる (ngủ)....
- Động từ không có tính ý chí là động từ thể hiện những động tác, hành động mà ý chí của con người không thể điều khiển được, bao gồm:
+ Sự vận động, trạng thái của những vật vô tri, vô giác: ある (có), 壊れる (bị vỡ), 雨が降る (mưa rơi), 風が吹く (gió thổi), 水が出る (nước chảy)...
+ Các hiện tượng sinh lý của con người: 痛む (đau), 病気になる (bị ốm), 老いる(già) , 若返る (trẻ lại), 目が覚める(tỉnh dậy)...
+ Các hiện tượng tâm lý của con người: 困る (khó khăn), 飽きる (mệt mỏi), できる (có thể)... và các động từ ở thể khả năng.
Tuy nhiên, ngoài các ví dụ trên, có nhiều trường hợp cùng là 1 từ nhưng tùy vào văn cảnh và cách sử dụng khác nhau mà động từ đó có thể lúc là có tính ý chí, lúc là không có tính ý chí.
Ví dụ: Động từ「出る」 (Ra)
家を出る。Ra khỏi nhà =>Động từ có tính ý chí
水が出る。Nước chảy ra =>Động từ không có tính ý chí
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đến với bài tiếp theo nha!!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 43
Đây là bài viết sẽ giúp bạn phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật!! Bí quyết để có thể ghi nhớ là xem đi xem lại nhiều lần thôi, cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei bắt đầu tìm hiểu tự động từ tiếng Nhật và tha động từ tiếng Nhật ngay nhé!
hiennguyen
Đều là những phó từ biểu thị sự chắc chắn nhưng vẫn có những ý nghĩa khác nhau. Các bạn đã biết cách Phân biệt 3 phó từ「必ず」, 「きっと」, 「ぜひ」 chưa? Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu cách sử dụng của nhóm phó từ này nhé.
hiennguyen