Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu câu chuyện tháng 7 vũ điệu đom đóm và đằng sau những sinh vật kì diệu này nhé! Mùa mưa ở Nhật bắt đầu từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7. Những ngày ẩm ướt và những cơn mưa bất chợt cũng chính là sân khấu của những vũ đoàn ánh sáng từ rừng xanh: đom đóm.
Tháng 7, vũ điệu đom đóm
Mùa mưa ở Nhật bắt đầu từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7. Những ngày ẩm ướt và những cơn mưa bất chợt cũng chính là sân khấu của những vũ đoàn ánh sáng từ rừng xanh: đom đóm.
Trong tiếng Nhật, có từ 蛍 và 火垂る đều có chung cách đọc là (hotaru) và đều có ý nghĩa chỉ loài đom đóm. Tuy nhiên, ngày nay chữ 蛍 (Huỳnh) được sử dụng phổ biến, còn cách viết 火垂る gần như chỉ được biết đến qua bộ phim Mộ đom đóm (火垂るの墓 ).
Ngắm đom đóm là một hoạt động văn hóa phổ biến trong đời sống của người Nhật đã hàng thế kỉ. Từ xa xưa, người Nhật đã dành niềm yêu thích với những sinh vật nhỏ bé này. Hình ảnh đom đóm có mang nhiều ý nghĩa khác nhau xuôi theo dòng chảy lịch sử. Chúng từng được ví như phép ẩn dụ về một tình yêu nồng cháy trong tập thơ kinh điển của thế kỉ 8, Vạn diệp tập (万葉集). Trong văn hóa đương đại, nhắc tới “đom đóm Nhật Bản”, người ta hay liên hệ đến bộ phim “Mộ đom đóm” nổi tiếng được sản xuất bởi studio Ghibli vào năm 1988.
Nhưng dù mang ý nghĩa thế nào, hình ảnh vô số các đốm sáng lung linh nhảy múa thắp sáng bầu trời đêm vẫn luôn có sức mê hoặc như có thể xóa mờ hiện thực, đưa khán giả của màn trình diễn kì diệu ấy ngược về quá khứ xa xôi nhưng yên bình, như sống lại một thời kì bớt đi ánh sáng lạnh lẽo của đèn đường và đô thị, nhắc nhở cho con người ta về sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp bất diệt của thiên nhiên.
Nhật Bản là ngôi nhà của hơn 45 loài đom đóm khác nhau, nhưng thực tế chỉ có 14 là có khả năng phát ra ánh sáng lập lòe từ đuôi của chúng. Trong đó, nổi tiếng nhất hai loài đom đóm Heike và Genji, những chiến binh hòa bình.
Nguồn gốc của hai cái tên này được cho là xuất phát từ tên của hai gia tộc đối đầu nhau trong sự kiện Chiến tranh Genpei (1180-1185). Loài Genji, lớn hơn và phát sáng hơn được đặt theo tên của phe thắng cuộc Genji (thường gọi là Gia tộc Minamoto), trong khi Heike nhỏ bé hơn với ánh sáng yếu hơn bị mang cái tên của bên bại trận, Heike (thường gọi là Gia tộc Taira)
Mang trên mình cái tên của các chiến binh, nhưng trên thực tế, loài đom đóm Nhật Bản thường chỉ sinh sống và kiếm ăn ở những địa điểm yên tĩnh với thiên nhiên phong phú và nguồn nước trong lành, dường như chẳng thể tìm thấy chúng ở các môi trường đô thị đông đúc. Vì vậy các chuyến đi ngắm đom đóm sẽ hướng về vùng quê hay xuôi theo dòng sông, hoặc phải là góc tối vắng vẻ nhất trong công viên ở các thành phố. Nơi nào càng ít ánh sáng thì càng dễ nhìn thấy ánh sáng thần tiên từ các vũ điệu đóm đóm.
Thời gian đom đóm xuất hiện là từ khoảng 7h30 đến 9h30 tối. Yêu thích những ngày ẩm ướt, đàn đom đóm thường trình diễn nhưng vũ điệu lung linh diệu kì nhất trước những cơn mưa. Khi ngắm đom đóm, hãy cẩn thận đừng dùng tới ánh sáng trắng, như điện thoại hay flash máy ảnh vì những ánh sáng này có thể làm đom đóm sợ hãi và trốn mất đấy!
Và sau đây một số gợi ý về địa điểm ngắm đom đóm vào tháng 7, cùng đuổi theo những đốm đom đóm cuối cùng nào!
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé:
>>> Nhật Bản tháng 6, tú cầu trong mưa
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen