Rừng Bí Mật Về Đôi Guốc Geta Truyền Thống Trong Văn Hóa Nhật Bản
Đố bạn biết guốc mộc Geta có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa ở xứ Phù Tang? Bạn chưa biết điều gì về loại guốc này? Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé!
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> 6 quy tắc VÀNG ứng xử nơi công cộng, bạn biết chưa?
>>> Kinh ngạc với văn hóa tắm chung ở Nhật Bản
Văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc Nhật Bản qua hình ảnh đôi guốc Geta
Đố bạn biết guốc mộc Geta có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa ở xứ Phù Tang? Bạn chưa biết điều gì về loại guốc này? Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé! Nhật Bản có gì? Những hàng hoa anh đào rực rỡ, núi Phú sĩ nổi tiếng thế giới, những ngôi đền linh thiêng ở Osaka hay thành cổ Kyoto, hay những món ăn truyền thống ngon hết sảy, những bộ trang phục kimono lung linh, đậm đà bản sắc dân tộc khiến bất kỳ ai đến Nhật Bản cũng bị “hớp hồn”. Nhưng nếu bạn bỏ qua thắt lưng Obi hay đôi guốc gỗ Geta thì quả là thiếu sót. Hình ảnh đôi guốc gỗ Geta đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống của xứ Phù Tang. Nó là một phụ kiện không thể thiếu trong trang phục của người Nhật.
Trong các bộ phim cổ trang Nhật Bản, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh người phụ nữ hay người đàn ông Nhật Bản xưa, đôi chân bước nhịp nhàng với tiếng “lách ca lách cách” vui tai của những đôi guốc mộc thuở nào. Vậy, đôi guốc Geta có ý nghĩa gì với đời sống văn hóa của người Nhật? Geta là một dạng guốc gỗ truyền thống của Nhật Bản, tương tự như loại dép xỏ ngón nhưng có đế cao hơn. Geta được mang đồng bộ với trang phục truyền thống như Kimono hay Yukata, hoặc có thể kết hợp cùng với trang phục thường ngày vào mùa hè.
Do có độ cao và chống thấm tốt hơn so với các loại dép thông dụng khác nên guốc Geta còn được mang khi trời mưa hay tuyết để giữ cho bàn chân khô ráo.
Thông thường, đôi guốc Geta được làm từ gỗ và vải dù, đó là sự kết hợp của guốc và dép xỏ ngón. Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những đôi guốc Geta dưới bàn chân của các đô vật sumo hay những geisha học nghề cũng sẽ đi đôi Geta đặc biệt phù hợp với tabi và trang phục của họ.
Đôi guốc Geta bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến ở thành phố Edo (tức thủ đô Tokyo ngày nay) từ thế kỷ 18. Guốc Geta có một miếng đế bằng gỗ hình chữ nhật với hai miếng gỗ đỡ bên dưới và một cái quai ở bên trên. Các ngón chân giữ lấy phần trên của quai. Nguyên liệu chính làm ra đôi guốc này chính là gỗ, nhiều khi còn được vẽ sơn mài, có các thớ nổi để kích thích lưu thông, tuần hoàn máu. Những đôi guốc tốt được làm từ vải dù loại xịn. Các hoa văn trang trí đều theo phong cách truyền thống của người Nhật như cây cỏ, thiên nhiên, hoa lá,…
Guốc Geta có thể được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, ví dụ: hình bầu dục thể hiện cho sự nữ tính, dịu dàng của người thiếu nữ, hình chữ nhật có phần nam tính hơn, mang nét đẹp của chàng quân tử. Màu sắc được sử dụng là màu tự nhiên, sơn mài hoặc màu nhuộm. Những đôi guốc này có thể được làm rộng hoặc thu hẹp, thêm một chút đệm êm và được thực hiện với nhiều loại vải in.
Guốc mộc Geta trở nên phổ biến và thịnh hành trong xã hội Nhật Bản vào những năm 50 của thế kỷ 20. Tuy nhiên đôi guốc mộc ngày càng cầu kỳ hơn trước, không đơn thuần chỉ bó buộc vào những đôi guốc gỗ bình thường mà guốc Geta còn được sơn mài vô cùng tinh xảo.
Cùng Kosei tìm hiểu các đặc trưng khác trong văn hóa Nhật Bản tại đây.>>> Lễ hội thể thao Nhật Bản tháng 10 thú vị, thu hút hàng ngàn người
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen