Rượu Sake - Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản
Sake là loại rượu truyền thống của người nhật, xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước, là thức uống chuyên dùng cho các nghi lễ của thần giáo Nhật Bản. Sake hoàn toàn không dính dáng đến loài cây sake, một loại cây cùng họ với cây mít. Khám phá cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nào.
Văn hóa Nhật Bản
Rượu Sake - Tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
1. Tìm hiểu về rượu Sake
Hôm nay trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ giới thiệu về rượu Sake - một loại rượu truyền thống của Nhật Bản đến các bạn yêu thích văn hóa Nhật nha.
1.1. Nguồn gốc rượu Sake - "Rượu Nhật xịn"
Sake được nhắc đến nhiều lần trong Kojiki - lịch sử thành văn đầu tiên của Nhật Bản được biên soạn vào năm 712. Sake có thể được ra đời vào thời Nara (710–794). Vào thời Heian, rượu sake được sử dụng cho các nghi lễ tôn giáo, lễ hội cung đình và trò chơi uống rượu.
Ban đầu, chính phủ Nhật Bản sản xuất rượu sake độc quyền trong một thời gian dài, nhưng vào thế kỷ thứ 10, các ngôi đền và đền thờ bắt đầu nấu rượu sake và trở thành trung tâm sản xuất chính trong 500 năm tiếp theo.
Nhật ký cho thấy quá trình thanh trùng và quá trình thêm các thành phần vào hỗn hợp lên men chính trong ba giai đoạn đã được thiết lập vào thời điểm đó. [cần dẫn nguồn] Vào thế kỷ 16, kỹ thuật chưng cất đã được đưa vào Kyus quận hu từ Ryukyu. Việc sản xuất shōchū, được gọi là "Imo-sake" bắt đầu, và được bán tại chợ trung tâm ở Kyoto.
Vào thế kỷ 18, rượu sake là đồ uống có cồn phổ biến ở Nhật Bản được biết đến rộng rãi ở Châu Âu thông qua hai tác phẩm văn học đầu thế kỉ 19.
Trong thời kỳ Minh Trị Duy tân, sake được phép sản xuất với quy mô lớn. Điều này dẫn đến khoảng 30.000 nhà máy rượu mọc lên trên khắp đất nước trong vòng một năm. Thời gian trôi qua, chính phủ đánh thuế ngày càng tăng đối với ngành công nghiệp rượu sake và số lượng nhà máy giảm xuống còn 8.000.
Trong thế kỷ 20, công nghệ sản xuất rượu sake ngày càng phát triển. Chính phủ đã mở viện nghiên cứu nấu rượu sake vào năm 1904, và vào năm 1907, cuộc thi nếm rượu sake đầu tiên do chính phủ điều hành đã được tổ chức. Các chủng nấm men tốt nhất được phan lập và các thùng thép tráng men được chuyển đến. Đây là sự kết thúc của thời đại đóng thùng gỗ của rượu sake và việc sử dụng thùng gỗ trong sản xuất rượu hoàn toàn bị loại bỏ.
Trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904–1905, chính phủ đã cấm việc nấu rượu sake tại nhà.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn đến tình trạng thiếu gạo, ngành sản xuất rượu sake đã bị cản trở do chính phủ không khuyến khích sử dụng gạo để nấu rượu.
Sau chiến tranh, các nhà máy bia dần phục hồi, và chất lượng rượu sake dần dần được nâng cao. Nhưng do sự phát triển của bia nên lượng tiêu thụ rượu sake tiếp tục giảm trong khi chất lượng rượu sake ngày càng được cải thiện.
Ngày nay, rượu sake đã trở thành đồ uống phổ biến trên thế giới với một số nhà máy bia ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Úc.
- Không chỉ mang đến kiến thức mà còn tất tần tần về văn hóa Nhật Bản: >>> Khóa học tiếng Nhật N5 dành cho người mới bắt đầu
1.2. Rượu sake Nhật bao nhiêu độ?
Hàm lượng cồn trong rượu Sake trung bình là 15-16%.
Để làm rượu Sake, chất đường cần để tạo ra cồn phải được biến đổi từ tinh bột. Trong quy trình ủ bia, việc hoán chuyển từ tinh bột sang đường, và từ đường sang cồn được làm trong 2 bước khác biệt, nhưng đối với rượu Sake thì việc này xảy ra liên tục. Thêm vào đó, nồng độ cồn cũng khác biệt giữa rượu Sake, rượu Vang, và bia. Rượu Vang thường có nồng độ 9-16% độ cồn, và hầu hết các loại bia có nồng độ từ 3-9%, trong khi rượu Sake chưa pha thêm nước vào có nồng độ cồn khoảng 18-20%, mặc dù nồng độ này thường được pha thêm nước trước khi đóng chai để giảm xuống còn khoảng 15% độ cồn theo thể tích của nước rượu.
1.3. Quy trình sản xuất rượu sake
- Nguyên liệu làm rượu Sake
Cũng giống như rượu vang, vị của rượu Sake tuỳ thuộc vào chất lượng của các thành phần cơ bản là gạo và nước, chất lượng của men, điều kiện thời tiết khi ủ rượu, nhiệt độ ủ, cũng như kỹ thuật của người ủ rượu. Yếu tố quan trọng đối với vị của Sake là nước vì nước chiến 80% tổng số nguyên liệu.
- Rượu Sake ở Nhật Bản được làm từ gạo và nước, dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là koji và men rượu Sake.Gạo để làm rượu Sake phải được xây xát kỹ. Tại Nhật Bản có hai loại gạo, loại gạo thường, dùng để nấu ăn, và loại gạo Sakamai dùng để nấu rượu Sake. Gạo Sakamai có hạt lớn hơn và mềm hơn, và chỉ được trồng ở một số vùng nhất định, với kỹ thuật canh tác phức tạp hơn.
- Nước dùng sản xuất rượu thường là nước ngầm. Song, yếu tố quyết định mang lại thành công cho cả quá trình ủ rượu là kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của người nấu rượu chính. Rượu Sake được ủ vào thời điểm lạnh nhất của mùa đông và sử dụng gạo vừa gặt trong mùa thu năm đó.
- Quy trình sản xuất rượu sake?
Lên men rượu sake là một quá trình gồm 3 bước được gọi là sandan shikomi.
+Bước đầu tiên - hatuzoe: Ngày thứ nhất, Gạo hấp, nước, kōji-kin và men shubo được trộn thành hỗn hợp. Hỗn hợp này được gọi là moromi và để yên trong một ngày để nấm men sinh sôi.
+ Bước thứ hai (ngày thứ ba của quy trình), được gọi là nakazoe, người Nhật thêm một mẻ kōji thứ hai, gạo hấp và nước vào hỗn hợp.
+ Vào ngày thứ tư của quá trình lên men, bước thứ ba của quá trình - tomezoe diễn ra. Mẻ kōji, gạo hấp và nước cuối cùng được thêm vào hỗn hợp để hoàn thành quy trình 3 bước.
Quá trình lên men rượu sake là một quá trình lên men song song nhiều lần, đây là quy trình duy nhất của rượu sake.Quá trình này phân biệt rượu sake với các loại rượu khác vì nó xảy ra trong một thùng duy nhất, Toàn bộ quá trình sản xuất rượu sake có thể kéo dài từ 60–90 ngày (2–3 tháng), trong khi chỉ riêng quá trình lên men có thể mất hai tuần.
2. Cách uống rượu Sake:
Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại Sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko. Để hâm nóng Sake, người ta chuyển Sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên ( thường không quá 60 độ).
Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh.
Chén uống Sake có nhiều loại. Khi uống Sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là Sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là Ochoko. Trang trọng và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi là Masu. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, Sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
3. Các loại rượu sake và Cách uống rượu sake mỗi loại riêng:
3.1. Các loại rượu sake truyền thống của Nhật Bản
Các loại rượu sake truyền thống của Nhật Bản được phân biệt theo việc gạo được mài đi với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm và lượng rượu được cho thêm vào. Có 4 loại:
- Junmai
Rượu này không có yêu cầu chính thức về tỷ lệ chà xát, Junmai lại là loại Sake khá mạnh và cường tráng với vị acid nhẹ, được sản xuất hoàn toàn từ gạo, men Koji và nước lọc tinh khiết. Junmai phù hợp với hầu hết các món ăn.
- Honjozo
Honjozo được ủ từ gạo xay sát 70% với nước tinh khiết, men Koji và men bia. Người ta thêm một chút rượu cồn trung tính vào giai đoạn lên men cuối cùng.
- Ginjo
Gạo ở trong rượu Ginjo phải được xát ít nhất 60%, nhưng hương vị chỉ thơm và nhẹ, cộng với một chút kết hợp.
- Daiginjo
Đây là loại rượu sake ngon nhất của Nhật Bản với hương vị rất nhẹ như Ginjo và hương thơm trái cây tinh tế. Gạo dùng để sản xuất Daiginjo được chà xát từ 50-55% và phương pháp sản xuất từng bước tỉ mỉ. Rượu Daiginjo được uống lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Ngoài ra, Sake còn một số dòng khác nữa như :
- Nigori: Là loại Sake không lọc, có vị hơi ngọt và có màu trắng xốp như mây.
- Nama: Nama(có nghĩa là tươi sống) là loại sake thô, chưa được khử trùng và có hương vị tươi mới, sảng khoái hơn cả.
- Ume Shu: Là loại vang hoa quả ngọt có vị quả mận, chanh hay cam được sử dụng như vang khai vị hoặc tráng miệng.
- Sake sủi bọt: Ngày nay sake sủi bọt khá thông dụng. Rượu thường có nồng độ cồn thấp hơn Sake thông thường và uống ngon khi ướp lạnh.
- Sake ngâm ủ lâu: Rượu có hương thơm đặc biệt cổ cũ và vị êm dịu. Giá thành thường rất đắt.
3.2. Các loại rượu Sake theo thành phần, hình thức:
- Rượu Sake Nhật vảy vàng
Vảy vàng trong rượu sake chứa vảy vàng 18k hoặc 24k và ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lượng vàng trong rượu sake vàng Nhật Bản là cực kỳ ít. Khi vào cơ thể, lượng vàng này có thể tan trong vòng 10 phút. Tuy nhiên, vảy vàng không làm cho rượu sake ngon hơn mà chủ yếu có tác dụng trang điểm. Màu vàng sóng sánh khiến loại rượu này trở nên đẹp và sang trọng, những ly rượu vàng tạo cho ta sẽ có một cảm giác trân quý khó tả.
- Rượu sake trắng
Đây là tên gọi cho tất cả các lọa rượu sake nguyên chất, không có thêm mùi vị, vàng,..
- Rượu sake nấu ăn - Cooking Sake
Cooking Sake (Ryori-shu) về cơ bản cũng giống như rượu sake uống bình thường. Tuy nhiên, để phù hợp với mục đích sử dụng trong ẩm thực, rượu sake nấu ăn có độ chua mạnh hơn và hương vị ngon hơn rượu sake thông thường.
Luật pháp Nhật Bản yêu cầu bổ sung 2-3% muối (hoặc nhiều nhất là 0,71 oz / 20 g mỗi lít) để ngăn nó được tiêu thụ như một loại nước giải khát, nên sản phẩm này được miễn thuế, vì vậy giá rẻ hơn.
2.3. Các loại rượu sake theo giới tính
Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.
3. Rượu Sake ở Việt Nam
Ở Việt Nam, rượu Sake thường là rượu sake nhập khẩu và được bán rất rộng rãi với rất nhiều thương hiệu. Sản phẩm này thường được đóng gói thành 2 loại là Rượu Sake 300ml và Rượu Sake 1800ml.
Rượu Sake Nhật giá bao nhiêu tiền? Tùy thể tích, loại rượu, Sake có giá dao động từ 250 nghìn VNĐ đến 10 triệu VNĐ
Cửa hàng rượu sake nào uy tín? Mua rượu sake ở Hà Nội? Các bạn search Google nha. hihi.
- Không chỉ mang đến kiến thức mà còn tất tần tần về văn hóa Nhật Bản: >>> Khóa học tiếng Nhật N5 dành cho người mới bắt đầu
XEM THÊM
- >>>Điểm danh các loại rượu Nhật Bản ngon nức tiếng nhất thế giới
- >>>Rượu Amazake Nhật Bản - Món quà lý tưởng thưởng thức trong mùa đông
- >>>Rượu Mirin của Nhật - Loại gia vị trong nền ẩm thực Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen