Tenugui, gói ghém văn hóa Nhật Bản trong những chiếc khăn tay
Nếu bạn chưa từng nghe về khăn tay Nhật Bản Tenugui, thì có thể là do chúng phổ biến tới mức bạn không dễ để ý tới nó! Còn nếu đã nghe về Tenugui, cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu kĩ hơn về loại vật dụng thân thuộc trong đời sống của người Nhật này nhé!
TENUGUI - Gói ghém văn hóa Nhật Bản trong những chiếc khăn tay

Vẻ bề ngoài khiêm tốn
Nếu chỉ nhìn từ vẻ bề ngoài, dường như chẳng có gì nhiều để nói về một tấm tenugui. Mỏng dính cùng những mép, rìa tua tủa những sợi chỉ tước, chúng thậm chí còn mang tới ấn tượng về một vật dụng của người nghèo.

Sự thật là, tenugui vốn dĩ chỉ là một tấm vải cotton hết sức đơn thuần và đúng là có thể được sử dụng làm khăn lau tay hay giẻ lau trong nhà. Tên gọi của chúng 手拭い (te-nugui) được ghép bởi 手(te) có nghĩa là tay, và 拭う(nuguu) để chỉ hành động lau chùi. Một vật dụng dùng để lau chùi bằng tay.
Cái tên kém hoa mĩ, cùng bề ngoài vốn thơ sơ, đơn giản, trước khi có sự sáng tạo bùng nổ của nền văn hóa đương đại, người ta chẳng thấy gì ở một chiếc tenugui nhiều hơn một chiếc khăn lau tay cũ kĩ, hay một tấm giẻ chùi đã tước vải. Nhưng ngày nay, tenugui đã trở thành một trong những dấu ấn văn hóa, một món quà lưu niệm mà ẩn chứa trong mỗi đường nét hoa văn tinh tế đều thấm đẫm hương sắc của đất nước mặt trời mọc.
Nguồn gốc
Được sinh ra trong thời Heian (794-1192), thời đại được mệnh danh là “kỉ nguyên ánh sáng của văn hóa Nhật Bản” đánh dấu sự ra đời của nhiều tên tuổi đình đám như bảng chữ Kana, thơ Waka, tranh Yamato cùng với “sử thi Nhật Bản” Genji Monogatari, những dấu ấn riêng của tenugui vô tình trở nên mờ nhạt trên dòng chảy lịch sử.

Thực ra, tenugui của thời Heian lại là một sản phẩm khá “sang chảnh”. Dù chỉ đơn giản là những tấm vải hình chữ nhật dệt từ lụa mịn hay sợi gai dầu, tenugui được sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ truyền thống hay nghi thức tôn giáo linh thiêng. Vào thời mà kĩ thuật sản xuất công nghiệp chưa được phát triển, việc dệt nên một sản phẩm thủ công như thế đòi hỏi nhiều công sức cũng như chi phí. Chính vì vậy, giá thành của một chiếc tenugui là khá cao so với nhu cầu đại chúng.
Trở nên nổi tiếng
Qua thời Heian, công nghệ dệt vải đã được phát triển và cải tiến suốt các thời đại Kamakura và Edo giúp giảm giá thành và tăng sản lượng cho các sản phẩm từ vải. Vừa túi tiền lại còn dễ sử dụng, tenugui nhanh chóng được yêu thích bởi giới bình dân.

Dày dặn hơn so với giấy, lại có thể giặt đi để dùng lại, quan trọng hơn cả, tenugui vô tình đáp ứng được xu hướng của thời đại để trở thành khi thì chiếc khăn quấn quanh đầu, thắt lưng, khăn tay, lúc lại là những chiếc khăn gói đồ vừa kín đáo, lại vừa thẩm mĩ. Thiên biến vạn hóa với vô số các công năng, từ được ưa thích, tenugui trở thành cần thiết trong cuộc sống của người Nhật.
Thậm chí, không chỉ được dùng để lau dọn nhà cửa, tenugui còn có thể được dùng làm khăn lau người khi tắm. Cùng với sự phổ biến của suối nước nóng cùng thói quen tắm rửa thường xuyên, tenugui lại càng trở nên nổi tiếng hơn nữa.
Không chỉ khi tắm rửa, tenugui cũng được dùng phổ biến trong các lễ hội truyền thống, dưới dạng khăn đeo đầu, thắt lưng… Các võ sĩ kendo mang tenugui quanh đầu giúp họ thấm mồ hôi cũng như để bảo vệ đầu họ bên dưới lớp mũ bảo hộ. Hình ảnh những tên trộm Nhật Bản sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi buộc tenuguidưới mũi, dùng để che đi khuôn mặt của chúng như một chiếc mặt nạ.

Sự ra đời các phong cách
Sự tiện dụng không phải lí do duy nhất tạo nên tên tuổi của tenugui. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nghệ nhân cũng với sự tăng trưởng của nhu cầu về đa dạng thẩm mĩ của những chiếc tenugui dần dần đã gây dựng một thế giới riêng cho sản phẩm tưởng chừng hết sức đơn giản này. Như một phụ kiện thời trang, sự đặc sắc trong thiết kế cũng trở thành thước đo giá trị cho mỗi chiếc tenugui ngày nay.

Bên cạnh giá trị kinh tế, sự cạnh tranh giữa nhà thiết kế tenugui cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của các kĩ thuật nhuộm và in mới. Chúng cho phép các nghệ nhân được thỏa sức sáng tạo trên nền mỗi tấm vải. Từ những tấm tenugui đa sắc đầu tiên, cho tới những hình vẽ ngày càng tinh xảo về phong cảnh, thiên nhiên đến con người. Nhiều sản phẩm có thể được coi như những tác phẩm nghệ thuật thực sự, chỉ được dùng để trang trí, chiêm ngưỡng hơn là sử dụng.
Tuy nhiên, các thiết kế cũng không đơn thuần chỉ có mục đích nghệ thuật. Tenugui đã trở thành một xu hướng, đến nỗi nhiều doanh nghiệp hay người nôi tiếng còn bán hoặc tặng các tấm tenugui có in tên, hình ảnh hoặc logo của họ trên đó. Nhiều gia tộc mua các tấm tenugui có gia văn hoặc gia huy riêng.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé:
>>> Tháng 8, Obon phong cách Hawaii

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen