Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Thích thú với màn thả những con diều KHỔNG LỒ ở Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Thích Thú Với Màn Thả Những Con Diều KHỔNG LỒ Ở Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Những con diều khổng lồ với nhiều màu sắc rực rỡ, kiểu dáng bắt mắt có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của người Nhật Bản. Cùng Kosei tìm hiểu nhé

VĂN HÓA NHẬT BẢN

>>> Bí ẩn Kappa trong văn hóa Nhật Bản

>>> 17 quy tắc trên bàn ăn của người Nhật

 

Thích thú với những con diều khổng lồ, mang theo ước nguyện của người Nhật Bản

 

 

Thích thú với những con diều khổng lồ của người Nhật Bản

 

 

Những con diều khổng lồ với nhiều màu sắc rực rỡ, kiểu dáng bắt mắt có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của người Nhật Bản. 

Hình ảnh con diều dương cao trong gió mang theo ước mơ, trở đầy những  ký ức đã không còn xa lạ với nhiều bạn nhỏ. Vào thời Edo, thả diều là một hoạt động diễn ra sôi nổi và phổ biến tại Nhật Bản.

Người Nhật thường thả diều vào ngày sinh nhật các bé trai để chúc mừng sự có mặt của các bé trong gia đình. Họ quan niệm rằng, nếu thả cánh diều bay càng cao thì ước nguyện sẽ trở thành sự thật, em bé sẽ phát triển khỏe mạnh, thông minh. 

 

Những con diều đầy sắc màu rực rỡ bắt nguồn từ Trung Quốc, cách ngày nay khoảng 2000 năm, được du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian (794 – 1185). Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa trẻ trưởng thành, phát triển khỏe mạnh, có một tương lai hạnh phúc, nhưng hiện tại nó được coi là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật. 

 

 

Thích thú với những con diều khổng lồ của người Nhật Bản

 

 

Thả diều là một trò chơi dân gian, được trẻ em Nhật yêu thích, đó là một phần tuổi thơ, là những ký ức không bao giờ phai của các em nhỏ. Hình ảnh cánh diều còn xuất hiện trong những bộ manga hay anime nổi tiếng. Có câu chuyện kể rằng, những con diều xuất hiện tại Nhật Bản từ khi có một nhà sư ở Nhật đem từ Trung Quốc về.

Những con diều đầu tiên được mô phỏng theo hình dáng của một số loài chim. Sau đó, người Nhật đã tự chế tác ra những con diều với kích thước cỡ lớn, sử dụng cho việc nâng người thợ  xây dựng lên cao, phục vụ cho việc trang trí mái đình, mái chùa. 

 

Vào thời Heian, diều được sử dụng để trao đổi thông tin liên lạc cho nhau. Người ta vẫn cho rằng diều được dùng để trao đổi tin tức băng qua các hào lũy, vào trong các thành trì. Trong suốt 1000 năm lịch sử Nhật Bản, diều đã trải qua những bước phát triển không ngừng. Nhưng thời hoàng kim thực sự của những con diều vẫn là thời đại Edo (1603 – 1868).

 

 

Thích thú với những con diều khổng lồ của người Nhật Bản

 

Trước đây, giá giấy làm diều rất cao, đến nỗi chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể chơi diều. Song dần dần chúng đã được mở rộng ra với mọi tầng lớp nhân dân. Nghệ thuật in bằng bản khắc và sử dụng nhiều màu trong nghệ thuật in Ukiyo-e  đã biến hóa cho vô số cánh diều thành những bức tranh rực rỡ màu sắc. 

 

Có thể bạn chưa biết, hoạt động thả diều đã từng bị các quan chức Mạc phủ ngăn cấm bởi diều được người dân ưa chuộng đến mức thả chúng trên vùng đất của Samurai. Những con diều khổng lồ được làm ra theo nhiều hình dạng khác nhau. Hình ảnh những con rùa, con sếu được yêu thích vì nó tượng trưng cho cuộc sống bền lâu.

Cũng theo quan niệm của người Nhật, Diều còn được thả để tránh tai ương. Chính vì vậy, người ta thường trang trí hình thù mặt quỷ lên cánh diều để cầu mong sự an lành cho cả gia đình, tránh bệnh tật, điềm xấu kéo đến. 

 

 

Thích thú với những con diều khổng lồ của người Nhật Bản

 

 

Một loại diều rất phổ biến của các thương gia thời xưa là Yakkodako. Những con diều này được mô phỏng theo hình người, hai cánh tay duỗi sang hai bên, có tư thế rất ngộ nghĩnh.Họ làm những chiếc diều này dựa trên bản mô phỏng người đầy tớ của mình. Một con diều khổng lồ có thể bao kín cả một khoảng rộng hơn 100m2. Trong một cuộc thi thả diều, đối thủ phải cố gắng làm đứt dây diều của đối phương mới được công nhận sự chiến thắng.

 

Ngày nay, thả diều để trở thành một lễ hội lớn của Nhật Bản, với hơn 130 kiểu dáng khác nhau. Hằng năm, có rất nhiều cuộc thi diều lớn, nhỏ thuộc các lễ hội văn hóa ở nhiều vùng miền khác nhau, thu hút hơn 3 triệu lượt khách. Các cuộc thi Tako (thả diều) đã đưa mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại niềm tự, sự phấn khích và tình đoàn kết nghĩa tình. 

 

Vì quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các trò chơi điện tử đã dần thay thế các trò chơi truyền thống. Thế nhưng, thả diều vẫn là một hoạt động truyền thống không thể bỏ lỡ trong văn hóa người Nhật. Thậm chí, để lưu giữ nét đẹp văn hóa này, người ta còn mở lớp dạy học sinh về các nghề thủ công như cách làm diều. 

 

Hỏi học nền văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay tại đây >>> 6 quy tắc vàng ứng xử nơi công cộng, bạn biết chưa

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị