17 quy tắc ăn uống của người Nhật Bản bạn nên nhớ
Cùng Kosei tìm hiểu về quy tắc ăn uống của người Nhật Bản trong bài viết sau nhé! Đời sống ẩm thực cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên giá trị văn hóa truyền thống cho mỗi quốc gia. Và giá trị văn hóa này không chỉ nằm trong những món ăn hấp dẫn, những hương vị quê hương, mà nó còn chứa đựng cả những nguyên tắc nữa.
17 nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn của người Nhật Bản
Đời sống ẩm thực cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên giá trị văn hóa truyền thống cho mỗi quốc gia. Và giá trị văn hóa này không chỉ nằm trong những món ăn hấp dẫn, những hương vị quê hương, mà nó còn chứa đựng cả những nguyên tắc nữa. Công việc có nguyên tắc là điều hiển nhiên với người Nhật, thế nhưng bạn đã biết hết những nguyên tắc ứng xử trên bàn ăn của họ chưa? Những hành động nào sẽ bị coi là bất lịch sự, thiếu văn minh? Hôm nay, hãy cùng Kosei tìm hiểu về các nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật Bản nhé!
Với người Việt Nam thì ăn uống không cần nguyên tắc, mọi người khá thoải mái. Bạn có thể ăn vụng một chút khi đói, có thể gắp thức ăn cho nhau, hoặc cùng trò chuyện về một chủ đề nào đó trong bữa ăn, những câu chuyện thường nhật rôm rả dần dần đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu. Nhưng ở Nhật Bản bạn sẽ đánh mất sự tự nhiên đó vì những nguyên tắc sau:
1. Không bao giờ quên mời mọi người trước khi ăn với câu nói cửa miệng: Itadakimasu! 2. Kết thức bữa ăn, bạn phải cảm ơn người đã dày công nấu cho mình ăn bằng một câu nói: Gochisousamadeshita! 3. Không được cắm đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm (cắm đũa vào giữa bát cơm chỉ dành cho người đã khuất) 4. Không đâm chọc đũa vào thức ăn, mà hãy dùng đũa để ghép thức ăn từ tốn, nhẹ nhàng. 5. Không chà đũa vào nhau vì điều đó ám chỉ đôi đũa dó rẻ tiền. 6. Không để đũa lên trên miệng bát. Hãy để đũa lên chiếc gác đũa. 7. Không dung đũa mình đang dung để gắp thức ăn cho người khác. 8. Nếu muốn gắp thức ăn cho những người cùng bàn thì hãy đổi đầu đũa trước khi gắp. 9. Không đặt đũa trỏ vào bất kỳ ai ngồi cùng mâm
10. Hãy để tay lên trên bàn không để tay ở đùi hoặc chân 11. Khi nhai hãy nhai nhỏ nhẹ, tránh phát ra âm thanh lớn. 12. Tuyệt đối không xì mũi nơi công cộng, đặc biệt là bàn ăn. Đó là lý do vì sao mọi người đeo khẩu trang khi bị cảm cúm, cảm lạnh. 13. Hãy ăn hết phần đồ ăn mình đã lấy vào bát, cho dù bạn có thích món đó hay không. Đừng bỏ thừa. Vì thế, hãy chú ý lấy lượng thức ăn vừa phải.
14. Hãy đưa bát cơm lên ngang tầm miệng và ăn, đừng đưa quá thấp hoặc quá cao. 15. Nhớ đặt bát, đĩa, đũa, nắp bát trở lại đúng vị trí của chúng như trước khi ăn. 16. Không đổ nước tương trực tiếp vào cơm, sushi hay sashimi. Bạn nên cho nước tương vào bát nhỏ và nhúng đồ ăn vào bát đó. 17. Không cắn thức ăn làm đôi, bởi người Nhật làm thức ăn thành những miếng nhỏ rồi, nên hãy ăn thức ăn chỉ bằng một miếng.
Dưới đây là những quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp, tìm hiểu thêm văn hóa Nhật tại đây.
>>> Kinh ngạc với văn hóa tắm chung ở Nhật Bản
>>> Lễ hội thể thao Nhật Bản tháng 10 thú vị, thu hút hàng ngàn người
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen