Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Văn Hóa Cúi Chào Của Người Nhật
Nguồn gốc và ý nghĩa của văn hóa cúi chào của người Nhật bắt đầu như thế nào? Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé! Ở Việt Nam, đôi khi chào chỉ cần khẽ gật đầu một cái, một cái vẫy tay bình thường. Nhưng ở Nhật, khi chào bạn phải cúi người xuống.
Ý nghĩa và nguồn gốc của văn hóa cúi chào
Việc khom lưng, cúi chào một cách kính cẩn là một hình thức lễ tiết từ lâu đời ở Trung Quốc. Hình thức văn hóa cúi chào của người Nhật ra đời vào thời nhà thương với ý nghĩa chủ yếu để thể hiện sự cung kính và nhún nhường của mình trước người khác.
Loại lễ tiết này ra đời vào thời nhà Thương với ý nghĩa chủ yếu là để thể hiện sự cung kính và nhún nhường trước người khác. Khi hai người gặp nhau sẽ dùng hình thức “khom lưng, cúi người” để diễn tả và bày tỏ sự tôn kính của bản thân với đối phương.
Trong cuốn “Nghi lễ - Sính lễ” từ thời Xuân Thu Chiến Quốc có ghi chép lại rằng, vào thời kỳ đó, mọi người khi tham gia bất kỳ loại lễ mừng nào đều phải cử hành nghi lễ “cúi đầu”. Đến thời nhà Đường thì “cúi đầu” đã trở thành một lễ tiết phổ biến, ai ai cũng biết và đều hành lễ cúi chào. Từ trẻ em đến người lớn tuổi đều hiểu rõ ý nghĩa và nghi thức của việc “cúi đầu”.
Nhật Bản thời phong kiến thì sao nhỉ?
Trong thời phong kiến ở Nhật Bản, việc không cúi đầu hoặc thậm chí cúi chào không đúng cách với một samurai hoặc vua chúa có thể bị tử hình ngay tại chỗ. Có thể thấy rằng, những quy định trước đây ở Nhật vô cùng khắt khe. Tuy những hình phạt nặng nề như vậy ngày nay đã không còn tồn tại, nhưng nét văn hóa cần cúi đầu đúng cách vẫn còn tồn tại.
Trong xã hội Nhật Bản ngày nay, việc hành lễ “cúi đầu” vẫn được lưu truyền rộng rãi tại các nước phương đông. Đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người dân đều được giáo dục phép tắc này từ nhỏ. Trong mọi hoàn cảnh, cúi đầu chào là một phần lễ nghi không thể bỏ qua khi giao tiếp với người Nhật. Ví dụ, khi băng qua đường, người đi bộ hay trẻ em đều cúi đầu trước người lái xe đang đợi họ đi qua như một biểu hiện của sự biết ơn.
Nghi thức giao tiếp này của người Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa đức tính tôn trọng người khác vào xã hội hiện đại và phát triển nó thành một nét văn hóa đặc sắc giúp con người sống có chuẩn mực, biết kính trên, nhường dưới, biết cảm ơn và có nền tảng để phát triển phẩm cách cao đẹp.
Người Việt trước kia cũng quan trọng lễ nghi. Người lớn đi đường gặp nhau cúi đầu chào, trẻ con ngoan ngoãn lễ phép. Nhưng ngày nay, nét đẹp văn hóa ấy đã dần mai một không còn nữa.
Những cách cúi chào của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày
Có tất cả 5 cách cách cúi chào của người Nhật, tùy theo vị trí, tuổi tác người đối diện và trường hợp cụ thể sẽ có những cách cúi chào theo tùng cấp độ.
Cách cúi chào của người Nhật với người trẻ hơn
Cấp độ thấp nhất trong các cách cúi chào kiểu Nhật là cúi đầu theo góc nghiêng khoảng 5 độ (Giống với việc gật đầu nhẹ). Cách chào hỏi này được sử dụng khi gặp bạn bè, đồng nghiệp,… thường là những người trẻ tuổi hơn hoặc có vị trí thấp hơn.
Eshaku – 会釈 – cách chào của người Nhật với người cùng độ tuổi
Eshaku là cách cúi chào của người Nhật được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp thường ngày, được sử dụng khi chào:
- Người cùng độ tuổi, bạn bè.
- Người cùng cấp bậc, địa vị xã hội.
- Người mới gặp lần đầu.
Cách cúi chào này thể hiện được sự nhẹ nhàng, lịch sự. Cách chào được dùng mang tính lễ nghi nhiều hơn, thường dành cho người ta quen biết nhưng không thân thiết.
Bạn sẽ thực hiện cách chào Eshaku theo tư thế đứng, cúi nhẹ phần thân và đầu khoảng 15 độ trong 1 – 2 giây.
Keirei – 敬礼 – Cách cúi chào của người Nhật với cấp trên, người lớn tuổi hơn
Để chào theo kiểu Keirei, bạn sẽ cúi nghiêng phần thân trên của mình 1 góc khoảng 30 độ trong từ 2 – 3 giây. Đây là cách cúi chào kiểu Nhật rất lịch sự, thể hiện sự tôn trọng và được sử dụng khi chào hỏi cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng,...
Saikeirei – 最敬礼 Cách cúi chào của người Nhật với góc 45 độ
Saikeirei không chỉ là cách chào hỏi của người Nhật, mà còn là cách thể hiện sự hối lỗi. Người Nhật sẽ sử dụng cách cúi chào này khi:
- Muốn thể hiện sự hối lỗi, dùng để xin lỗi một cách chân thành.
- Thể hiện lòng tôn kính tuyệt đối, sự tôn trọng, lòng biết ơn với những người có vị trí cao, đấng Thần, Phật hay với Quốc kỳ hoặc với ông bà, cha mẹ.
Để cúi chào theo kiểu Saikeirei bạn sẽ cần cúi người một góc từ 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí 1 phút. Cùng lúc đó, 2 bàn tay hạ xuống và chạm vào phần đầu gối, mắt nhìn vào điểm phía trước cách bạn khoảng 80cm.
Dogeza – 土下座 – Kiểu chào quỳ
Kiểu cúi chào Dogeza là cấp cao nhất trong văn hóa cúi chào kiểu Nhật. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ít khi gặp kiểu cúi chào này trong thực tế vì:
- Dogeza được dùng khi ai đó mắc phải một lỗi nghiêm trọng, khó có thể tha thứ và phải quỳ xuống để tạ lỗi.
- Đây là cách chào hỏi của người người Nhật Bản xưa được dùng để chào Nhật Hoàng, đấng sinh thành.
Hiện nay, nếu không phải để xin lỗi thì bạn chỉ bắt gặp kiểu cúi chào này trong các dịp đặc biệt, ngày lễ quan trọng, khi người Nhật thể hiện sự biết ơn với đấng sinh thành.
Những lưu ý trong văn hóa cúi chào của người Nhật
Nguyên tắc cúi chào của người Nhật giữa nam và nữ
Bên cạnh một số nguyên tắc trong cách cúi chào của người Nhật thì các tư thế tay chân, cách cúi của nam và nữ cũng sẽ khác nhau.
- Khi cúi chào kiểu Nhật, mắt sẽ luôn nhìn xuống dưới.
- Lưng phải được giữ thẳng, cổ tuy cùng cúi với phần thân nhưng vẫn phải được nâng cao trong tư thế ngẩng cao đầu.
- Thân trên hướng về phía trước nhưng thân dưới vẫn phải đứng thẳng.
- Cúi chào càng lâu thì càng thể hiện sự kính trọng với người đối diện.
- Nếu là nam, tay sẽ đặt dọc theo thân.
- Nếu là nữ, 2 tay đặt ở vạt áo trước, tạo thành hình chữ V và bàn tay phải phải đặt trên bàn tay trái.
Lưu ý chung trong giao tiếp và trong văn hóa chào hỏi của người Nhật
Không nhìn vào mắt của người đối diện: Việc giao tiếp bằng mắt không được coi trọng ở Nhật Bản. Thậm chí, khi bạn nhìn vào mắt của người đối diện còn bị xem là sự thiếu tôn trọng, mất lịch sự.
Nói ít: Người Nhật không thích nói quá nhiều mà sẽ thích lắng nghe nhiều hơn, họ cũng sẽ không thích những người nói quá nhiều.
Nên nói giảm – nói tránh: Người Nhật rất chú ý đến cảm xúc của người khác và sợ bị mất lòng nên thường sẽ nói giảm, nói tránh, nói vòng vo thay vì đi thẳng vào vấn đề.
Cách vẫy tay: Khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng và lòng bàn tay hướng xuống dưới thay vì chỉ gập các ngón tay (điều này sẽ bị coi là thô lỗ)
Không chỉ tay vào người khác: Nên mở rộng và để bàn tay hướng lên trên và đưa về phía người đó.
Văn hóa tặng quà: Khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới, người Nhật sẽ chuẩn bị các món quà nhỏ để tặng hàng xóm như một cách chào hỏi để làm quen.
Trên đây là thông tin về văn hóa cúi chào của người Nhật. Hi vọng, bài viết này đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc!
Khám phá mọi ngóc ngách trong văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay cung Trung tâm tiếng Nhật Kosei tại đây nhé!
>>> Bật mí những ý nghĩa thú vị về màu sắc trong văn hóa Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen