100 Cách Nói “bạn” Trong Tiếng Nhật
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khám phá 100 cách nói "bạn" trong tiếng Nhật nha!! Cũng tương tự như bạn, cậu, mày,... trong tiếng Việt, người Nhật cũng có nhiều cách gọi khác nhau với người đối diện tùy vào mức độ của mối quan hệ và ngữ cảnh.
100 cách nói “bạn” trong tiếng Nhật
A. Lịch sự
1. あなた : là đại từ ngôi thứ hai “an toàn” nhất. Tuy nhiên không được sử dụng với cha mẹ, hay trong những trường hợp cần thể hiện sự kính trọng. Đây là đại từ thường được vợ sử dụng để gọi chồng của mình.
2. そちら: Cách sử dụng lịch sự. Có thể thêm 様(さま) để nghe trang trọng hơn.
3. 御宅(おたく): cách sử dụng lịch sự .
B. Xuồng xã
4. お前(おまえ): thường được nam giới sử dụng trong mối quan hệ bạn bè. Ngoài ra cũng có thể sử dụng trong mối quan hệ gia đình, người lớn tuổi gọi người nhỏ hơn mình. Tuỳ vào từng trường hợp mà có thể bị cho là cách nói thô lỗ.
5. オメェ: tiếng lóng của cách nói trên.
6. あんた: ở Kanto (phía đông Nhật Bản) đây được coi là cách gọi thô lỗ, xúc phạm. Còn ở Kansai (phía Tây Nhật Bản) thì lại được coi là cách gọi thân mật.
7. お前さん(おまえさん): giống あんた
8. おまいさん: biến thể của お前さん
9. 自分(じぶん): mang cả nghĩa là “tôi” và “bạn”.
10. 君(きみ): sử dụng bởi nam giới, để gọi người ngang vai hoặc người dưới. Gần đây, được các cặp đôi sử dụng, bạn có thể bắt gặp cách gọi này trong các bài hát.
11. わい: được sử dụng ở Kyushuu. Tùy thuộc vào khu vực, nó có nghĩa là “tôi” mà không phải “bạn”.
C. Sử dụng với kẻ thù
12. てめぇ: Rất phổ biến trong manga và anime.
13. 己(おのれ): được yakuza (xã hội đen) sử dụng hoặc sử dụng bởi những người ở trong cuộc chiến.
14-17. おどれ、おんどれ、おどりゃ、おんどりゃ: biến thể của おのれ.
18. 貴様(きさま): vốn là cách gọi lịch sự.
19. きさん: biến thể của 貴様 được dùng ở Kyushuu.
20. 我(われ): Được sử dụng ở các vùng phía Bắc và Tây Nhật Bản. Cũng có nghĩa là “tôi”.
21. わ: giống 我
D. Trong một số nghề đặc biệt
Những từ sau đây được sử dụng với người đại diện cho:
22. 貴社(きしゃ): quý công ty
23. 御社(おんしゃ): quý công ty
24. 貴店(きてん): cách nói kính trọng cho cửa hàng của đối tác.
25. 貴局(ききょく): dùng với 局(きょく) của đối tác.
Ví dụ: công ty phát thanh truyền hình, bưu điện, ...
26. 貴紙(きし): dùng với toà soạn báo.
27. 貴学(きがく): dùng với trường đại học
28. 貴校(きこう): dùng với trường học
29. 貴園(きえん): dùng với nhà trẻ
30. 貴サイト(きさいと): dùng với website
E. Các vị trí đặc biệt trong công ty
Trong công ty,để gọi một số người có chức vụ đặc biệt, thay vì gọi bằng tên hay các đại từ xưng hô thông thường, bạn nên gọi họ bằng chức danh để thể hiện sự kính trọng:
31. 店長(てんちょう): chủ cửa hàng 32. 課長(かちょう): giám đốc bộ phận 33. 部長(ぶちょう): trưởng phòng 34. 副社長(ふくしゃちょう): phó tổng giám đốc 35. 社長(しゃちょう): tổng giám đốc
Nếu người đó không cùng công ty với bạn, hãy thêmさん vào phía sau đại từ đó nhé, ví dụ 店長さん,…
Là cách sử dụng phổ biến nhất
36. Gọi bằng họ: cách gọi xuồng xã và thân thiết. Thường dụng trong quan hệ bạn bè.
37. Gọi bằng tên: cách gọi xuồng xã và thân thiết. Được sử dụng bởi cả nam, nữ ở mọi độ tuổi.
38. Họ + さん: Lịch sự
39. Họ + 様(さま): rất lịch sự.
40. Tên + さん: khá lịch sự
41. Tên + 様: lịch sự hơn Tên + さん.
42. Tên + ちゃん: cách gọi trìu mến và đáng yêu. Được sử dụng với trẻ em, bạn thân, người yêu, v.v.
43. First name + くん: Chủ yếu được sử dụng với các cậu bé và những người đàn ông trẻ tuổi, đặc biệt được dùng nhiều ở trường học.
G. Khi viết thư
44. 貴兄(きけい): nam giới sử dụng với những người ngang vai hay người trên.
45. 貴姉(きし): nam giới sử dụng với phụ nữ bằng hoặc nhiều tuổi hơn.
46. 貴君(きくん): nam giới sử dụng với nam giới ngang vai hay người thấp vai hơn.
H. Cách dùng cổ
47. 汝(なんじ): tương tự như “ngươi”
48-50. そち、そなた、その方(そのほう): người tầng lớp trên gọi người tầng lớp dưới.
51-52. 貴君(きくん), 貴公(きこう): sử sụng với người bằng vai hoặc tầng lớp dưới.
53. 貴殿(きでん): sử sụng với người bằng vai hoặc tầng lớp trên. Thường sử dụng trong thư.
54-55. 主(ぬし)、お主(おぬし): “chủ nhân”
56. 汝(うぬ):sử dụng với kẻ thù.
57-58. 御身(おんみ、おみ): cách dùng lịch sự
59. 御許(おもと): sử dụng với phụ nữ, đặc biệt là vợ.
60. 此方(こなた): Có cả nghĩa là “tôi” , “anh ấy/chị ấy”
61. 卿(けい): vua dùng với thần dân
I. Sensei
Dùng 先生 với những đối tượng sau để thể hiện sự kính trọng :
62. Giáo viên.
63. Nghệ sĩ.
64. Tác giả.
65. Bác sỹ.
66. Luật sư.
67. Chính trị gia.
68. Hoạ sĩ manga.
K. Senpai
69. 先輩(せんぱい): “tiền bối” thường được dùng ở trường học, khi học sinh khoá dưới gọi học sinh khoá trên.
L. Sử dụng trong gia đình
70. 父さん (とうさん): bố.
71. 母さん (かあさん): mẹ.
72. 姉さん (ねえさん): chị.
73. 兄さん(にいさん): anh.
74. 爺さん(じいさん): ông
75. 婆さん (ばあさん) : bà
76. おじさん: chú, bác trai
77. おばさん: cô, dì
78-86: ở tất cả các từ trên さん có thể thay thế bằng ちゃん. Có thể thêm お ở đằng trước.
87. パパ: bố
88. ママ: mẹ
M. Sử dụng ngoài gia đình
89. 姉さん (ねえさん): dùng với nữ giới từ 13 đến 30 tuổi.
90. 兄さん(にいさん): dùng với nam giới từ 13 đến 30 tuổi.
91. 爺さん(じいさん): dùng cho đàn ông lớn tuổi 65+
92. 婆さん (ばあさん) : dùng cho phụ nữ lớn tuổi 65+
Note: ở tất cả các từ trên さん có thể thay thế bằng ちゃん. Có thể thêm お ở đằng trước..
93. おじさん: dùng với nam giới từ 30 đến 65 tuổi.
94. 親父 (おやじ) : dùng với nam giới từ 30 đến 65 tuổi. Giống おじさん.
95. おばさん: dùng với nữ giới từ 30 đến 65 tuổi.
N. Với đứa trẻ mà người nói không quen biết
96. 小僧(こぞう): dùng với bé trai.
97.小娘(こむすめ): dùng với bé gái.
98-99. ガキ・糞ガキ(クソガキ): dùng với trẻ con, kèm theo thái độ không hài lòng.
O. Đặc biệt
100. 女(おんな): nam giới sử dụng với nữ giới, thể hiện sự gia trưởng, phân biệt giớ tính.
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu các chủ điểm từ vựng thú vị khác nha!!!
>>> 12 từ, cụm từ phổ biến bị cấm trên phương tiện truyền thông.
Dược phẩm là một trong những ngành được nhiều người quan tâm và yêu thích, vì thế để cung cấp cho các bạn yêu thích ngành này những từ vựng tiếng Nhật hữu ích được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực dược. Cùng Kosei học từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành Dược phẩm trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tiếng Nhật qua hơn 40 từ vựng tiếng Nhật về chủ đề: Tình yêu này nhé. Trong bài học từ vựng tiếng nhật theo chủ đề tình yêu có rất nhiều từ để bạn thể hiện tình cảm của mình "恋愛(れんあい): Tình yêu (nam nữ), 愛情(あいじょう): Tình yêu, tình thương".
kosei
kosei
Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei học từ vựng tiếng Nhật về các bệnh liên quan đến mắt nhé! Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, cũng là bộ phận nhạy cảm nhất của con người. Thời buổi công nghệ, mắt thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với phương tiện điện tử, nào là smartphone, nào là ipad, laptop,... điều đó khiến các bệnh về mắt ngày càng gia tăng.
kosei