4 điều nên biết về nước tương Nhật Bản
Nước tương chắc hẳn đã là loại nước chấm quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng với mỗi quốc gia, mùi vị của nước tương lại mang đến trải nghiệm khác nhau. Nước tương Nhật Bản cũng được biết đến là 1 trong những văn hóa ẩm thực phát triển lâu đời và đặc trưng riêng. Cùng Kosei tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nguồn gốc ra đời của nước tương Nhật Bản
Nước tương trong tiếng Nhật được gọi là Shoyu (Sho là chữ “tương” 醤 nghĩa là nước tương, yu 油 là chữ “du” nghĩa là “dầu, dầu ăn”), nghĩa đen là dầu dùng để ăn được lên men. Thời Nara, tiền thân của Shoyu đã xuất hiện dưới cái tên Hishio, được sản xuất bằng các cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Sau này được biến thể thành hai loại nước chấm khác nhau là Shoyu và Miso. Một số loại nước chấm như Tamari, Koikuchi, Usuguchi cũng được xuất phát từ Hishio và sử dụng khá rộng rãi. Vào cuối thế kỷ XVI, nước tương Nhật Bản ngon Shoyu đã trở nên phổ biến trong mỗi bữa ăn trong những gia đình người Nhật.
Hiện nay, nước tương Nhật Bản Shoyu được làm từ hỗn hợp đậu nành, lúa mì, muối và men. Việc áp dụng các công nghệ máy móc vào quy trình sản xuất giúp quá trình làm nước tương diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn, hỗ trợ rất lớn cho nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân trong nước và cả cung cấp ra nước ngoài.
Sự đặc trưng và tác dụng từ nước tương Nhật Bản
Đặc trưng
Nước tương truyền thống Nhật Bản thường có màu nâu với 3 vị cơ bản: đậm, lạt, thuần chay, trong đó 4/5 sản lượng sản xuất thuộc loại vị đậm. So với các loại nước tương của nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc vẫn có nhiều khác biệt. Nước tương Trung Quốc sử dụng phần lớn đậu tương và chỉ một ít ngũ cốc rang chín trong khi ở Nhật, người ta sử dụng một nửa là lúa mì nên có vị ngọt hơn, đương nhiên là cũng không thể dùng hai loại này để thay thế lẫn nhau.
Tác dụng của nước tương Nhật Bản đem lại
Nước tương được sử dụng nhiều trong các bữa ăn ở Nhật Bản với công dụng đi kèm các món ăn, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, có thể dùng để nêm nếm, làm giảm nhẹ mùi tanh của thịt, cá. Sử dụng nước tương Nhật kết hợp với các loại gia vị khác có thể tạo ra nhiều loại nước chấm đặc biệt, phù hợp cho những món ăn khác nhau.
Các loại nước tương Nhật Bản nổi tiếng bạn cần biết
Nước tương kết hợp với mù tạt wasabi
Nước tương Shoyu khi sử dụng kết hợp cùng với mù tạt Wasabi giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, đặc biệt phù hợp khi sử dụng kèm các loại đồ ăn chấm như sushi, sashimi, hải sản, bít tết...
Nước tương chuyên dùng ăn trứng
Cũng được làm từ thành phần tương tự với loại nước tương chuyên dùng để ăn với đậu hủ, loại nước tương này cũng giúp mang lại vị ngọt hậu đặc biệt thích hợp với các món ăn từ trứng.
Nước tương chấm sashimi
Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu là nước tương Shoyu truyền thống, nước tương sashimi được kết hợp thêm các gia vị khác như muối, đường giúp người sử dụng có cảm giác ngon miệng hơn khi dùng với món ăn sashimi.
Nước tương Shoyu truyền thống Nhật Bản
Nước tương Shoyu truyền thống Nhật Bản được sử dụng nhiều để chấm kèm với nhiều loại món ăn, ngoài ra có thể sử dụng để nêm nếm, nấu nướng rất hiệu quả. Tùy vào loại Shoyu lựa chọn có thể đem đến những hương vị khác nhau mà cơ bản gồm: đậm, lạt và thuần chay.
Nước tương chuyên dùng ăn với đậu phụ
Là loại nước tương kết hợp giữa nước tương Shoyu truyền thống Nhật Bản kết hợp cùng nước dùng Dashi từ cá ngừ bào và cá mòi, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon, ngọt hậu khi sử dụng cùng các món ăn làm từ đậu phụ. Bên cạnh đó, có thể dùng để nêm nếm, chế biến các món ăn.
Trên đây là một số thông tin về nước tương Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích về nền văn hoá ẩm thực Nhật Bản đến các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Tương Miso Nhật Bản - Loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn Nhật
>>> Rượu Mirin của Nhật - Loại gia vị trong nền ẩm thực Nhật Bản
>>> Các món mì truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản
>>> Oden Nhật Bản - Món ăn sưởi ấm mùa đông giá rét cực hiểu quả
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen