Nể phục cách bài trừ 7 thói quen xấu mà người Nhật không thích
Hôm nay Kosei sẽ tổng hợp 7 thói quen xấu của người Nhật cực kỳ ghét, cũng như những thói quen văn minh đáng học hỏi. Cùng xem thử là những gì nhé!
Bài trừ những thói quen xấu, cách cư xử của người Nhật khiến cả thế giới phải nể phục
Hôm nay Kosei sẽ tổng hợp những thói quen xấu mà người Nhật cực kỳ ghét, cũng như những thói quen văn minh đáng học hỏi. Cùng xem thử là những gì nhé!
Hỉ mũi tại nơi công cộng một một điều thô lỗ
Dường như bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh người Nhật khịt mũi ngoài đường, bởi hành động đó bị coi là một điều hết sức kinh tởm. Thay vào đó, họ sẽ tìm một nơi kín đáo để làm việc này, chẳng hạn như nhà vệ sinh,…Người Nhật càng không thích sử dụng khăn tay để khịt mũi.
Tiền tip bị coi là sự sỉ nhục người khác
Nếu bạn đặt chân vào một nhà hàng nào đó tại Nhật. Sau khi ăn xong, bạn chớ vội để lại tiền típ cho phục vụ. Lý do là vì người Nhật không hề thích điều này một chút nào. Họ xem như đó là sự thương hại, bố thí, coi thường, kinh khủng hơn là làm mất hết thể diện của họ. Hãy để lại một món quà nho nhỏ sau khi ăn xong – đó mới là hành động cư xử văn minh với phục vụ tại đất nước này.
Vừa đi vừa ăn thể hiện sự luộm thuộm, tùy tiện
Việc vừa đi vừa ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhưng điều này lại không được đánh giá cao tại Nhật. Nhiều người thậm chí còn cho rằng ăn người đường hay trên tàu là hành động thiếu tế nhị và bất lịch sự. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ duy nhất có lẽ là bạn có thể vừa đi vừa ăn kem.
Nhiều người sẽ ngả vào vai bạn để ngủ ở trên tàu
Nếu tự nhiên có một người lạ ngả đầu vào vai bạn để ngủ thì bạn hãy giữ nguyên như vậy và đừng đánh thức họ dậy. Những hình ảnh ngủ gật trên vai của người khác đã không còn là điều kỳ lạ ở Nhật. Có quá nhiều người phải di chuyển quãng đường dài từ nhà đến chỗ làm cũng như phải làm việc áp lực trong nhiều giờ nên họ thường ngủ thiếp đi. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn cần làm là giữ im lặng, đây là một nét văn hóa ứng xử đẹp.
Luôn có quà cho chủ nhà
Mỗi khi được một người mời đến nhà thì đó là niềm vinh hạnh đối với người Nhật. Họ luôn chuẩn bị cho chủ nhà một món quà trước khi đến. Món quà sự được bọc gói kỹ càng và trang trí với rất nhiều dây ruy băng. Ngược lại, nếu được người Nhật tặng quà thì bạn không nên từ chối.
Tự rót đồ uống cho mình là khiếm nhã
Ở Việt Nam, việc rót rượu cho người khác trước khi rót cho mình là điều bình thường không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Ở Nhật sẽ cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác, bạn không nên rót rượu hay đồ uống cho chính mình. Nếu bạn rót cho người khác và họ thấy ly của bạn còn trống, họ sẽ vui lòng rót mời bạn. Bạn hãy chờ khi có người nói “kanpai” (cạn ly) rồi mới uống nhé.
Tạo ra tiếng động khi ăn mỳ là lịch sự
Người phương cho rằng, khi ăn phát ra tiếng động to sẽ rất bất lịch sự, điều này hoàn toàn trái ngược với người Nhật Bản. Những tiếng “xì xụp” khi ăn mì thể hiện bạn đang thực sự tận hưởng món ăn đó và nó rất ngon. Thậm chí, nếu tiếng động không đủ to còn bị hiểu lầm rằng bạn không thích món ăn đó. Ngoài ra, việc ăn như vậy không chỉ nhằm tỏ ra lịch sự mà còn để tránh bị bỏng lưỡi. Các món súp hay mỳ tại Nhật Bản được phục vụ rất nóng và việc tạo ra tiếng động khi ăn như vậy sẽ giúp giảm nhiệt của thức ăn.
Rất đáng học hỏi Nhật Bản phải không nào? Tiếp tục theo dõi Trung tâm tiếng Nhật Kosei để cập nhật nhiều hơn các thông tin về văn hóa nhé!
>>> 17 quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen