Ngữ Pháp Tiếng Nhật N2 - Bài 14: Những Cách Thể Hiện Ý “mặc Dù” Trong Câu
Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei sẽ mang tới cho các bạn Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 14: Những cách thể hiện ý “mặc dù” trong câu. Ở ngữ pháp sơ cấp, chúng ta đã biết tới cách biểu đạt ý “mặc dù” một cách đơn giản bằng けど、のに、ても、が… Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn kiến thức hữu ích trong kì thi JLPT sắp tới.
Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 14:
Những cách thể hiện ý “mặc dù” trong câu
1. 〜にもかかわらず
Ý nghĩa: Thực hiện một hành động mà không bị ảnh hưởng bởi tác động khác
Cách dùng: Toàn thể câu thể hiện cảm giác bất ngờ đối với việc hành động này không bị ảnh hưởng bởi tác động đằng trước. Vế phía sau không dùng động từ thể hiện ý hướng của tác giả.
N・Thể thông thường (Na・Nだ +である) + にもかかわらず
Ví dụ:
A先生はお忙しいにもかかわらず、快く僕のレポートをチェックしてくださった。
Thầy A mặc cho bận rộn, nhưng thầy vẫn sẵn lòng kiểm tra báo cáo của tôi
足を痛めたにもかかわらず、A選手はマラソンコースを最後まで走った
Mặc cho đau chân, tuyển thủ A vẫn chạy tới cuối cùng trong cuộc đua maraton
2. 〜ものの・〜とはいうものの
Ý nghĩa: Không xảy ra điều đúng như tưởng tượng rằng đương nhiên sẽ xảy ra
Cách dùng: Đi kèm với những từ thể hiện sự thật, sự việc có tính xác thực cao. Vế phía sau không theo đúng tưởng tượng của người nói.
V thể thông thường (Naだ + -な / -である) + ものの
N ・Thể thông thường (Naだ) とはいうものの
Ví dụ:
高価な着物を買ったものの、着るチャンスがない
Dù đã mua kimono đắt tiền, nhưng tôi không có cơ hội mặc nó
手術は成功したとはいうものの、、まだ心配です
Dù đã phẫu thuật thành công, nhưng tôi vẫn thấy lo.
3. 〜ながら(も)
Ý nghĩa: Nêu lên điều trái với dự đoán suy ra từ một trạng thái nào đó
Cách dùng: Hay đi kèm với những từ thể hiện trạng thái. Vế trước và sau cùng chủ ngữ.
Vます・Aい・Naであり・Nであり+ ながら(も)
Ví dụ:
Cô bé đó dù là trẻ con, nhưng hiểu khá rõ về xã hội đấy nhỉ
あの子は子供ながら、社会の働きをよく知っていますね
Dù mỗi ngày tôi đều đi qua đây, tôi đã không nhận ra ở đây có một cửa hàng tuyệt vời thế này
毎日この道を通ってうながら、ここにこんな素敵な店があるとは気が付かなかった
4. 〜つつ(も)
Ý nghĩa: Hành động khác với suy nghĩ trong lòng.
Cách dùng: Thường đi kèm với những động từ liên quan đến hoạt động ngôn ngữ hoặc nội tâm (nói, nghĩ, biết…) Vế sau là từ thể hiện suy đoán, ý hướng, nguyện vọng của người nói. Hai vế trước và sau cùng chủ ngữ.
Vます + つつ(も)
Ví dụ:
Dù biết là nguy hiểm, tôi vẫn tiếp tục leo núi
危険だと知りつつ、山道を登り続けた
Dù nghĩ là sẽ không tốt cho cơ thể, hàng ngày tôi chỉ toàn ăn thực phẩm ăn liền.
体に良くないと思いつつも、毎日インスタント書屋品ばかり食べています
5. 〜といっても
Ý nghĩa: Sự thực trái với hình ảnh tưởng tượng ra
Cách dùng: Vế sau là câu ý nghĩa khác với hình ảnh tưởng tượng ra theo thông tin được biết từ vế trước
N・Thể thông thường + といっても
Ví dụ:
料理ができるといっても、私が作れるのはかんたんなものだけです
Dù nói là có thể nấu ăn, tôi chỉ nấu được những món đơn giản thôi
今私の仕事はきつ。でも、きついといっても、前の会社にいたときほどではない
Hiện tại công việc của tôi thật vất vả. Nhưng mà, dù nói là vất vả, cũng không đến mức như ở công ty cũ của tôi.
Trên đây là những cách thể hiện ý mặc dù trong câu tiếng Nhật. Hi vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích!
Xem thêm các bài viết khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 15: Những mẫu câu đưa ra giả định và kết quả